Các biểu hiện hậu COVID- 19

Tóm tắt nội dung

Tổng quan: 

Các triệu chứng và biểu hiện hậu COVID đã xuất hiện ở nhiều bệnh nhân từng mắc COVID- 19 tương đối giống các triệu chứng sau mắc các hội chứng hô hấp cấp tính nghiêm trọng (SARS). Do đó, nghiên cứu nhằm mục đích phát hiện và xác định các đặc điểm, triệu chứng xuất hiện sau nhiễm coronavirus và mối liên quan của nó với mức độ nghiêm trọng của bệnh.

Phương pháp: 

Khoảng 287 người từng mắc COVID- 19 đã tham gia nghiên cứu, mỗi người nhận được một bảng câu hỏi khảo sát chia thành 3 phần chính bắt đầu từ dữ liệu nhân khẩu học, dữ liệu về tình trạng mắc COVID- 19, các bệnh đi kèm khác và cuối cùng là dữ liệu về các biểu hiện hậu COVID của các đối tượng tham gia nghiên cứu.

Kết quả: 

Chỉ có 10.8% đối tượng không có biểu hiện gì sau khi khỏi bệnh trong khi đó hầu hết các đối tượng mắc một hoặc một số triệu chứng và bệnh hậu COVID. Các triệu chứng thường gặp là mệt mỏi (72.8%), các biểu hiện nghiêm trọng hơn như đột quỵ, suy thận, viêm cơ tim và xơ phổi khoảng một vài phần trăm đã được báo cáo. Có mối liên quan đáng kể giữa bệnh nền và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Ngoài ra mức độ nghiêm trọng của COVID- 19 cũng liên quan đến mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện sau đó.

Kết luận: 

Biểu hiện hậu COVID- 19 phần lớn giống với hội chứng hậu SARS. Tất cả các đối tượng hồi phục sau COVID- 19 phải được theo dõi lâu dài để phát hiện và điều trị các triệu chứng và tình trạng có thể gặp phải khi nhiễm chủng virus corona mới.

 

1. Tổng quan

Bệnh Coronavirus 2019 (COVID- 19) là một bệnh hô hấp nghiêm trọng do nhiễm chủng coronavirus mới (SARS- CoV- 2). Một trong những vấn đề quan trọng nhất liên quan đến COVID- 19 là tốc độ lây lan nhanh, hàng triệu người đã bị nhiễm bệnh trên khắp thế giới, và hàng trăm nghìn trường hợp tử vong cho đến nay đã được ghi nhận. Bệnh nhân có các triệu chứng khác nhau như sốt, ho khan và mệt mỏi là những biểu hiện nhẹ trong khoảng 80% trường hợp, các trường hợp này có thể trở nên nghiêm trọng khi chúng tiến triển thành hội chứng hô hấp cấp, suy hô hấp và do đó, cần phải tăng thêm các khu chăm sóc tích cực (ICU). Mức độ nghiêm trọng của bệnh liên quan đến tuổi tác và bệnh nền của bệnh nhân; người cao tuổi thường chịu ảnh hưởng lớn nên thường rất cần ICU. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng cũng liên quan đến thời gian mắc bệnh, đối với những trường hợp nhẹ, các triệu chứng có thể kéo dài trong 2 tuần, trong khi đó những triệu chứng nặng khoảng 3 đến 6 tuần. Tiếp xúc trực tiếp với người bệnh là con đường truyền bệnh chính (giữa người với người) do SARS- CoV- 2 lây lan qua đường không khí hoặc khí dung. Chẩn đoán COVID- 19 được phát hiện nhờ xét nghiệm sinh học phân tử (PCR), chụp cắt lớp vi tính (CT) và xét nghiệm máu. Đối với những trường hợp nhẹ, điều trị hỗ trợ là lựa chọn duy nhất bao gồm vitamin, các nguyên tố vi lượng và thuốc hạ sốt, trong khi những trường hợp suy hô hấp, liệu pháp oxy có hoặc không có thở máy nên được áp dụng tùy trường hợp cụ thể. Rất nhiều loại thuốc đã được đưa vào các thử nghiệm lâm sàng để hoạt động như một chất kháng virus nhưng không có kết quả rõ ràng để chỉ ra tác dụng đối với bệnh ở bất kỳ loại thuốc nào được điều tra. Ngoài liệu pháp điều trị triệu chứng, corticosteroid như một chất chống viêm đóng vai trò quan trọng trong các trường hợp nặng của bệnh. Hầu hết các bệnh nhân đã khỏi bệnh có thể được xác nhận bằng kết quả xét nghiệm lại PCR hoặc không có triệu chứng trong vài ngày. Tuy nhiên, nhiều trường hợp sau khi khỏi bệnh đã xuất hiện các triệu chứng khác nhau, khác hẳn với các triệu chứng COVID- 19. Các biểu hiện sau hồi phục cũng đã được nghiên cứu ở các bệnh nhân sau khi mắc hội chứng suy hô hấp cấp nặng (SARS) năm 2003 phản ánh nhiều triệu chứng mà các đối tượng nghiên cứu gặp phải như mệt mỏi, đau cơ, trầm cảm và suy nhược. Một số biểu hiện này là mạn tính và diễn ra trong một thời gian dài vì vậy cần phải theo dõi. Nghiên cứu nhằm mục đích điều tra các biểu hiện hậu COVID- 19 để phát hiện các triệu chứng hoặc dấu hiệu khác nhau xuất hiện trên các đối tượng sau khi khỏi bệnh, cũng để tìm ra sự liên quan giữa các triệu chứng này với một số yếu tố như tuổi, cân nặng, mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc các bệnh đi kèm khác.

2. Phương pháp

Các đối tượng nghiên cứu là người Ai Cập đã phục hồi sau COVID- 19 đã nhận được một bảng câu hỏi thu thập dữ liệu liên quan đến các biểu hiện sau COVID- 19 của họ. Bảng câu hỏi này được chia thành nhiều phần bắt đầu từ dữ liệu nhân khẩu học của đối tượng (tuổi, giới tính, chiều cao, mức độ sử dụng thuốc lá, và cân nặng), sau đó là dữ liệu về tình trạng trong khi mắc COVID- 19 và các bệnh đi kèm khác của đối tượng (mức độ nghiêm trọng của bệnh, sử dụng các vitamin và sự có mặt của các bệnh khác), cuối cùng là các dữ liệu về biểu hiện hậu COVID- 19 (Các triệu chứng đã có, các triệu chứng xuất hiện mới, nhu cầu sử dụng thuốc và phục hồi các triệu chứng sau mắc COVID- 19).

Các phản ứng của mỗi đối tượng được phân tích trước hết để chỉ ra tỷ lệ xuất hiện sau đó liên kết nó với sự xuất hiện của các biểu hiện sau COVID- 19).

Biểu đồ bề mặt đáp ứng được tạo ra bằng phần mềm quy hoạch thực nghiệm phiên bản 11 (Tập đoàn Stat- Ease, Minneapolis, Minnesota, Mỹ). Các yếu tố thể hiện trên biểu đồ bề mặt đáp ứng đã được mã hóa như sau; Tuổi (1 = 20 – 30 tuổi, 2 = 31 – 40 tuổi và 3 ≥ 40 tuổi), Tỷ lệ mắc bệnh (1 = không có bệnh nền và 2 = hiện có các bệnh khác), mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện sau COVID- 19 (1 = nhẹ và 2 = nghiêm trọng) và Mức độ nghiêm trọng của COVID- 19 (Hình 1 (1 = nhẹ, 2 = trung bình và 3 = nặng) và Hình 2 (0.1 = nhẹ, 0.2 = trung bình, 0.3 = nặng))

Hình 1: Biều đồ bề mặt đáp ứng cho thấy mối liên hệ giữa tuổi, bệnh nền và mức độ nghiêm trọng của COVID- 19

Hình 2: Biểu đồ bề mặt đáp ứng cho thấy mối liên hệ giữa bệnh nền, mức độ nghiêm trọng của COVID- 19 và mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện sau COVID- 19

3. Kết quả

Dữ liệu nhân khẩu học và mối liên hệ giữa quá trình mắc COVID- 19 của các đối tượng liên quan được thể hiện trong Bảng 1. Mối liên quan giữa một số yếu tố và mức độ nghiêm trọng của bệnh được thể hiện trong Hình 1 và 2. Các biểu hiện sau COVID- 19 được thể hiện trong Bảng 2 và Hình 3.

Bảng 1: Dữ liệu nhân khẩu học của các đối tượng mắc COVID- 19

Yếu tố Phần trăm
Tuổi
     20 – 30 tuổi 33.80%
     31 – 40 tuổi 49.10%
     >40 tuổi 17.10%
Giới tính
     Nam 35.90%
     Nữ 64.10%
Chỉ số khối cơ thể (BMI)
     Bình thường (18.5 – 24.9) 26.50%
     Thừa cân (25 – 29.9) 38%
     Béo phì (>30) 35.50%
Hút thuốc
     Hút thuốc 9.80%
     Không hút thuốc 90.20%
Mức độ nghiêm trọng của bệnh
     Nhẹ 80.20%
     Trung bình (Liệu pháp oxy) 14.90%
     Nặng (ICU) 4.90%
Thai kỳ
     Có thai 1.40%
     Không có thai 98.60%
Các bệnh khác
     Không có tình trạng khác 70.70%
     Tăng huyết áp 7.70%
     Đái tháo đường 5.20%
     Viêm khớp dạng thấp 1.40%
     Rối loạn mỡ máu 1.40%
     Suy giáp 1%
     Hen 1%
     Loét dạ dày – tá tràng 0.70%
     Loạn nhịp tim 0.70%
     Các tình trạng khác 10.20%
Sử dụng vitamin khi bị bệnh
     Có 90.60%
     Không 9.40%

Bảng 2: Các biểu hiện hậu COVID- 19

 

Các mục Phần trăm
– Biểu hiện: 
Mệt mỏi 72.80%
Lo âu 38%
Đau khớp 31.40%
Đau đầu liên tục 28.90%
Đau ngực 28.90%
Sa sút trí tuệ 28.60%
Trầm cảm 28.60%
Khó thở 28.20%
Nhìn mờ 17.10%
Ù tai 16.70%
Sốt cơn 11.10%
Rối loạn ám ảnh cưỡng chế 4.90%
Xơ phổi 4.90%
Đái tháo đường 4.20%
Đau nửa đầu 2.80%
Đột quỵ 2.80%
Suy thận 1.40%
Viêm cơ tim 1.40%
Loạn nhịp tim 0.30%
– Các cuộc điều tra bổ sung về các biểu hiện hậu COVID- 19
13.20%
Không 86.80%
– Đã nhận thuốc điều trị các biểu hiện sau COVID-19
85%
Không 15%
– Tình trạng được cải thiện khi điều trị
67.20%
Không 32.8%


Hình 3:
Tỷ lệ các biểu hiện khác nhau hậu COVID- 19 xuất hiện trên các đối tượng COVID- 19 đã khỏi bệnh

Nghiên cứu liên quan đến 287 đối tượng COVID- 19 đã khỏi bệnh, 103 nam và 184 nữ. Tuổi của các đối tượng tham gia được biểu thị trung bình ± SD là 32.3 ± 8.5 và độ tuổi dao động từ 20 đến 60 tuổi. Trung bình ± SD cân nặng, chiều cao và chỉ số khối cơ thể (BMI) lần lượt là 77 ± 16.4, 162.9 ± 15.3 và 28.5 ± 5.2. Tỷ lệ hút thuốc ở nam giới là 27.2%, trong khi tất cả nữ giới đều không hút thuốc. Về các bệnh khác, 70.7% đối tượng không có bệnh nền, trong khi 7.7% bị tăng huyết áp và 5.2% đái tháo đường. Mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng COVID- 19 được chia thành 3 loại, loại 1 là các trường hợp nhẹ được cách ly tại nhà chiếm 80.2%, loại 2 là các trường hợp trung bình được điều trị bằng liệu pháp oxy chiếm 14.9% và loại thứ 3 là các trường hợp nghiêm trọng phải điều trị ở ICU và chiếm một tỉ lệ nhỏ (4.9%). Phân tích các biểu hiện hậu COVID cho thấy chỉ 10.8% trong tổng số đối tượng không có biểu hiện sau khi khỏi bệnh trong khí một tỉ lệ lớn các đối tượng xuất hiện 1 số triệu chứng. Hầu hết các đối tượng cảm thấy mệt mỏi (72.8%), lo âu (38%), đau khớp (31.4%), đau đầu liên tục (28.9%), đau ngực (28.9%), sa sút trí tuệ (28.6%), trầm cảm (28.6%) và khó thở (28.2%). Một vài phần trăm đối tượng được phục hồi mới được chẩn đoán mắc đái tháo đường (2.4%) (Bảng 2). Phần lớn đối tượng đã phục hồi sau các biểu hiện hậu COVID- 19 (67.6%), trong khi 32.4% đối tượng có các biểu hiện dai dẳng. Về việc hỗ trợ dinh dưỡng, 90.6% các đối tượng được bổ sung vitamin tổng hợp (sản phẩm từ thiên nhiên hoặc dược phẩm) trong thời gian mắc bệnh.

Hầu hết (83.3%) các trường hợp trung bình – nặng liên quan đến những người có bệnh nền (đái tháo đường, hen, tăng huyết áp) và các đối tượng có thai.

Mức độ nghiêm trọng của COVID- 19 liên quan đến tuổi và các bệnh nền được thể hiện trong Hình 1. Ngoài ra, mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hậu COVID- 19 có liên quan đến mức độ nghiêm trọng của COVID- 19 (Hình 2).

4. Bàn luận

Các biểu hiện hậu COVID- 19 đã được ghi nhận cho khoảng 90% đối tượng đã khỏi bệnh với một loạt các triệu chứng và tình trạng bệnh khác nhau, từ các triệu chứng nhẹ như đau đầu đến các tình trạng nghiêm trọng hơn như đột quỵ, suy thận và xơ phổi. Hội chứng sau nhiễm virus đã được báo cáo trước đây sau dịch SARS. Theo dõi trong 4 năm cho thấy tình trạng mệt mỏi mạn tính và ảnh hưởng đến tâm thần rất có ý nghĩa lâm sàng với những đối tượng sau nhiễm bệnh. Do đó, việc quản lý bệnh tật về sức khỏe tâm thần cũng cần được quan tâm thông qua phương pháp tiếp cận đa ngành kết hợp với phục hồi chức năng lâu dài. Đối với những đối tượng nghiên cứu sau nhiễm COVID, báo cáo một hoặc nhiều triệu chứng thì những triệu chứng đó vẫn tồn tại trên các đối tượng đó trong hơn 20 ngày kể từ lần xét nghiệm PCR âm tính cuối cùng. Mức độ nghiêm trọng của COVID- 19 được phân thành 3 loại sau: Các trường hợp nhẹ có các triệu chứng kiểm soát được và có thể điều trị tại nhà mà không cần sử dụng liệu pháp oxy; Các trường hợp trung bình có triệu chứng khó thở cần sử dụng liệu pháp oxy; Các trường hợp nặng đã nhập viện và cần sử dụng ICU. Từ mối liên quan giữa tuổi, bệnh nền và mức độ nghiêm trọng của COVID- 19 cho thấy mối liên hệ chặt chẽ giữa sự có mặt của bệnh nền và mức độ nghiêm trọng của hậu COVID- 19. Tuổi càng cao thì việc gia tăng mức độ nghiêm trọng của bệnh càng nhiều. Hầu hết các biểu hiện được báo cáo là các triệu chứng nhẹ có thể hồi phục mà không cần can thiệp y tế như mệt mỏi, đau đầu. Các triệu chứng khác như đau khớp hay mỏi cơ cũng được nhiều đối tượng báo cáo và có thể xếp vào biểu hiện nhẹ. Người ta ghi nhận thấy có nhiều biểu hiện liên qua đến hệ thần kinh như đau đầu liên tục, đau nửa đầu, trầm cảm, lo âu và rối loạn ám ảnh cưỡng chế. Cũng có một số ít người có các biến chứng nghiêm trọng như đột quỵ, viêm cơ tim, suy thận và xơ phổi cần theo dõi thêm. Béo phì cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến mức độ nghiêm trọng của bệnh hoặc các triệu chứng sau bệnh, nghiên cứu chỉ ra rằng phần lớn các đối tượng bị thừa cân, béo phì không ảnh hưởng đáng kể đến mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng hậu COVID- 19. Các biểu hiện hậu COVID- 19 được ghi nhận trong nghiên cứu này có thể được phân loại thành nhẹ, trung bình và nặng (là những triệu chứng ảnh hưởng đến các chức năng của cơ quan như xơ phổi, suy thận, viêm cơ tim, loạn nhịp tim và đột quỵ. Các trường hợp mắc bệnh nặng thường có các biểu hiện hậu bệnh nặng hơn. Tất cả các trường hợp có triệu chứng nặng được chẩn đoán xác định thông qua các xét nghiệm và chẩn đoán hình ảnh như chụp CT để chẩn đoán xơ phổi. Triệu chứng thường thấy nhất là mệt mỏi cũng được Tansey và cộng sự nghiên cứu thấy sau đại dịch SARS vào năm 2003. Mệt mỏi kéo dài ở những đối tượng này thường kéo dài trong vài tháng, các đối tượng được kiểm tra định kỳ 3 tháng 1 lần, thì có hơn 50% thấy mệt mỏi. Một nghiên cứu khác đã theo dõi các đối tượng hậu SARS trong 4 năm thì thấy có khoảng 40.3%  người có triệu chứng mệt mỏi mạn tính. Lara và cộng sự theo dõi các triệu chứng tâm thần kinh như bệnh Alzheimer và các đối tượng suy giảm nhận thức nhẹ do nhiễm coronavirus mới này, đã cho thấy các triệu chứng của các đối tượng trở nên xấu hơn nhiều trong khoảng 5 tuần sau khi khỏi bệnh. Chakraborty và cộng sự chỉ ra rằng khoảng 6% COVID- 19 có rối loạn ám ảnh cưỡng chế (OCD) chủ yếu ở nữ cũng có các triệu chứng xấu đi.

Một trường hợp đã được báo cáo, đối tượng nữ 80 tuổi sau khi đã khỏi COVID- 19 trước đó không có tiền sử bệnh phổi, đã chết do xơ phổi 2 bên. Một số đối tượng còn phát hiện bị viêm cơ tim sau đó. Một số biểu hiện liên quan đến việc sử dụng thuốc điều trị hydroxychloroquine gây mờ mắt, đặc biệt loại thuốc này cũng là 1 trong nhiều thuốc có trong phác đồ điều trị cho COVID- 19.

Ở các đối tượng đã khỏi bệnh, PCR âm tính không có nghĩa là đã kết thúc quá trình theo dõi, vì vậy nên theo dõi liên tục và lâu dài để đánh giá các triệu chứng sau COVID- 19, để có biện pháp can thiệp thích hợp. Ngoài ra cũng cần tư vấn cho các đối tượng để duy trì tốt việc tuân thủ tốt chế độ sinh hoạt, sử dụng thuốc nếu có để phát hiện sớm nhất tránh các tình trạng nguy hiểm.

5. Kết luận

Hầu hết các đối tượng nghiên cứu đều có 1 hoặc nhiều triệu chứng sau khi đã khỏi bệnh (PCR âm tính), có thể chỉ là các triệu chứng nhẹ như mệt mỏi, đau đầu hoặc các biểu hiện nghiêm trọng hơn như xơ phổi, đột quỵ, viêm cơ tim. Mức độ nghiêm trọng của các biểu hiện hậu COVID- 19 có mối liên quan chặt chẽ với mức độ nghiêm trọng của bệnh cùng sự có mặt của bệnh nền. Biểu hiện hậu COVID- 19 phần lớn giống với hội chứng hậu SARS. Tất cả các đối tượng được sau khi khỏi bệnh phải được theo dõi lâu dài để phát hiện và điều trị các triệu chứng và tình trạng có thể xuất hiện sau đó.

Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh

Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid

 

Nguồn: https://onlinelibrary.wiley.com/doi/10.1111/ijcp.13746