Cách trị ho bằng mật ong rất đơn giản, có thể dễ dàng thực hiện ngay tại nhà. Người bệnh có thể sử dụng mật ong nguyên chất hoặc kết hợp dùng với một số nguyên liệu khác để cho hiệu quả điều trị bệnh, ngăn ngừa triệu chứng tốt nhất. Dưới đây là 7 cách trị ho bằng mật ong đơn giản và hiệu quả mà bạn có thể tham khảo:
Mục lục nội dung
- 1. Cách trị ho bằng Quất ngâm mật ong
- 2. Cách trị ho bằng tắc chưng mật ong (Quất chưng mật ong)
- 3. Cách trị ho bằng Húng chanh hấp mật ong
- 4. Cách trị ho bằng Lá hẹ hấp Mật Ong
- 5. Cách trị ho bằng Tỏi chưng Mật Ong
- 6. Cách trị ho bằng Hoa đu đủ đực ngâm Mật Ong
- 7. Cách trị ho bằng Chanh mật ong
- 8. Lưu ý các cách trị ho bằng mật ong
1. Cách trị ho bằng Quất ngâm mật ong
Quả Quất hay gọi là quả tắc là một thứ quả quen thuộc, thường được người Việt trưng vào dịp Tết Nguyên đán. Trong quả quất có chứa hàm lượng lớn tinh dầu, nhiều vitamin C, vitamin A, các chất xơ và các chất chống oxy hóa,…giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Theo đông y quả có vị chua, hơi ngọt, tính bình với tác dụng hóa đàm, chỉ khái, vỏ tác dụng mạnh hơn càng để lâu càng tốt.
Nguyên liệu: 500g quất già hoặc đã chín, 200ml mật ong, lọ thủy tinh có nắp đậy.
Cách thực hiện: Quất rửa sạch rồi ngâm với nước muối loãng khoảng 10 – 15 phút rồi vớt ra để ráo nước. Bổ đôi quả quất tiếp đó xếp vào trong lọ thủy tinh. Cứ một lớp lại phủ lên một lớp mật ong. Nếu nhà có vỉ tre thì dùng để nén xuống, đảm bảo mật ong ngập mặt quả. Sau đó đậy nắp kín, để ở nơi thoáng mát khoảng 7 – 10 ngày là có thể dùng được.
Cách dùng: Có thể uống nước và ăn cả cái để phát huy tối đa tác dụng. Còn đối với trẻ nhỏ, mỗi lần lấy khoảng 10ml để pha với nước ấm rồi uống.
Lưu ý: Sau khi dùng tắc ngâm mật ong khoảng 5 – 7 ngày, nếu thấy các cơn ho không giảm thì nên đến cơ sở y tế để được thăm khám.
2. Cách trị ho bằng tắc chưng mật ong (Quất chưng mật ong)
Nguyên liệu: 0.5kg tắc (quất) tươi, 150g đường phèn, 80ml mật ong, 1 củ gừng nhỏ.
Cách thực hiện: Tắc rửa sạch, rồi ngâm nước muối loãng trong khoảng 45 phút. Gừng rửa sạch, gọt vỏ, sau đó thái thành các lát mỏng. Rửa lại bằng nước sạch. Cắt đôi quả quất và loại bỏ hạt, rồi xếp vào bát tô lớn cùng mật ong, đường phèn và gừng. Chưng cách thủy hỗn hợp đó trong khoảng 60 phút. Đun nhỏ lửa. Đổ hỗn hợp vào một bát hoặc hũ thủy tinh để dùng dần.
Cách dùng: Có thể uống nước và ăn cả cái để phát huy tối đa tác dụng. Đối với trẻ nhỏ, mỗi lần lấy khoảng 10ml để pha với nước ấm rồi uống.
3. Cách trị ho bằng Húng chanh hấp mật ong
Húng chanh là một cây thuốc nam chứa tinh dầu chủ yếu là carvacrol có tác dụng ức chế sự hoạt động và tiêu diệt vi khuẩn, virus. Theo y học cổ truyền hung chanh có vị the cay, hơi chua, mùi thơm, tính ấm. Có tác dụng lợi phế, trừ đàm, giải cảm, giải độc rất tốt.
Nguyên liệu: 5 lá húng chanh, 3 thìa cà phê mật ong.
Cách thực hiện: Húng chanh rửa sạch, giã nát rồi thêm mật ong để ngập phần lá. Đem hỗn hợp này đi hấp cách thủy trong 10 phút rồi chắt lấy nước.
Cách dùng: Uống từ từ, bã ngậm trong miệng mút lấy nước, mỗi ngày làm 1 lần. Dùng 3 – 5 ngày.
Lưu ý:
- Trên thân và lá của cây húng chanh xuất hiện nhiều lông nhỏ màu trắng có thể gây kích ứng với những người có làn da nhạy cảm.
- Đối với phụ nữ đang mang thai hoặc cho con bú cũng không nên sử dụng lá cây húng chanh vì có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Khi đang sử dụng thuốc để chữa trị một số căn bệnh khác, bạn nên trao đổi với bác sĩ vì các chất trong cây húng chanh có thể gây tương tác và làm giảm công dụng của thuốc.
4. Cách trị ho bằng Lá hẹ hấp Mật Ong
Trong cây hẹ có hợp chất sulfur, saponin, chất đắng, nhiều loại vitamin và đặc biệt chứa hoạt chất odorin có tác dụng kháng khuẩn. Theo y học cổ truyền hẹ có vị cay đắng chua mà sít, tính ấm làm mạnh cho khí và trợ dương thường dùng trong các cơn ho, hen suyễn, viêm họng sưng đau.
Sự kết hợp giữa lá hẹ với mật ong là cách trị bệnh ho hiệu quả. Vì hai dược liệu này đều có chứa một lượng kháng sinh tự nhiên, lành tính, giúp diệt trừ vi khuẩn, giảm ngay triệu chứng ho dai dẳng.
Nguyên liệu: 5 – 6 lá hẹ tươi, nửa thìa cà phê mật ong.
Cách thực hiện: Sau khi rửa sạch lá hẹ, cắt ngắn khoảng 2cm. Tiếp theo, cho lá hẹ vào một cái chén sành hoặc bát, đổ mật ong ngập mặt lá. Đem mật ong và lá hẹ hấp cách thủy trong 10 – 20 phút. Chắt lấy nước uống.
Cách dùng: Trẻ em có thể uống 3 – 5 ml/lần, người lớn thì uống mỗi lần khoảng 10 ml. Uống 2 lần/ ngày
Lưu ý:
- Dùng lá hẹ chỉ có tác dụng khi chỉ mới bắt đầu ho.
- Không nên lạm quá lạm dụng vì dùng nhiều sẽ gây khó chịu ở bụng.
- Người hay bốc hỏa không nên dùng.
- Không nên dùng vào mùa nóng.
5. Cách trị ho bằng Tỏi chưng Mật Ong
Tỏi không chỉ là một gia vị trong bữa cơm của người Việt mà còn là một vị thuốc. Trong thành phần của tỏi có khả năng chống oxy hóa, chống viêm, chống nhiễm trùng và ức chế sự phát triển của các vi sinh vật một cách hiệu quả. Theo y học cổ truyền tỏi có vị cay tính ấm với tác dụng giải độc tiêu đàm, hạ khí, thông quan nên thường được dùng trong cảm cúm, sổ mũi, ho,…
Nguyên liệu: 200g mật ong, một vài nhánh tỏi tươi
Cách thực hiện: Tỏi bóc sạch vỏ lụa, rửa sạch, cắt đôi bỏ vào bát. Cho mật ong vào bát sao cho ngập tỏi rồi chưng cách thủy khoảng 20 phút. Lấy bát ra, để nguội và sử dụng.
Cách dùng: Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần, mỗi lần dùng khoảng 2 thìa mật ong
Lưu ý: không nên để thuốc qua đêm, khi có những triệu chứng: mất ngủ, nôn mửa, ợ chua, chóng mặt, tiêu chảy, nhịp tim nhanh, buồn nôn, chướng bụng, đỏ bừng, nhức đầu, hạ huyết áp thế đứng nhẹ, đổ mồ hôi, mùi cơ thể khó chịu và đầy hơi thì nên dừng sử dụng và hỏi ý kiến bác sĩ.
6. Cách trị ho bằng Hoa đu đủ đực ngâm Mật Ong
Hoa đu đủ đực chứa rất nhiều vitamin E, A, và C rất bổ dưỡng đối với sức khỏe và có khả năng chống lại sự oxy hóa của cơ thể, bảo vệ các tế bào, một số acid mạnh có trong thành phần của hoa đực giúp kháng khuẩn, chống viêm tại chỗ trong một số bệnh lý về đường hô hấp. Theo y học cổ truyền hoa đu đủ đực vị đắng, tính bình, không độc, có tác dụng giảm ho, long đờm.
Nguyên liệu: 1kg hoa đu đủ đực tươi hoặc 500g hoa khô, 1 lít mật ong nguyên chất, bình thủy tinh.
Cách thực hiện: Hoa đu đủ đực sau khi mua hoặc hái về đem đi rửa với nước sạch để loại bỏ hết bụi bẩn, để ráo nước. Cho một lớp hoa đu đủ xuống đáy bình rồi đổ mật ong phủ lên rồi cứ tiếp tục một lớp hoa một lớp mật ong cho đến hết rồi đậy nắp thật kín. Để bình ngâm nơi khô ráo, tránh ánh nắng trực tiếp. Để trong khoảng 1 tháng thì có thể bắt đầu sử dụng. Riêng đối với hoa đu đủ khô phải kéo dài lên 2 đến 3 tháng thì mật ong mới thấm vào hoa.
Cách dùng: Mỗi ngày sử dụng 2 – 3 lần. Mỗi lần lấy 2 thìa cà phê pha với nước ấm hoặc nuốt trực tiếp.
Lưu ý:
- Hoa đu đủ đực có thể gây sảy thai ở phụ nữ đang mang thai do nó có chứa chất papain, mặc dù chất này có lợi cho hệ tiêu hóa khi được hấp thụ.
- Sử dụng quá nhiều hoa đu đủ đực có thể khiến bạn bị vàng da do lượng sắc tố trong máu tăng lên.
- Trẻ sơ sinh, trẻ dưới 2 tuổi tuyệt đối không sử dụng hoa đu đủ đực để trị ho hoặc viêm họng.
- Không sử dụng hoa đu đủ đực kết hợp với rễ của nó vì chúng có thể sản sinh ra độc tố gây tử vong.
- Khi có biểu hiện bị dị ứng, nổi mẩn ngứa khi sử dụng hoa đu đủ đực, bạn cần ngưng sử dụng ngay.
7. Cách trị ho bằng Chanh mật ong
Chanh là nguồn cung cấp tinh dầu, vitamin C và flavonoid dồi dào chúng đều là các chất chống oxy hóa, tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể và các thành phần của nó cũng có khả năng chống nhiễm trùng. Theo y học cổ truyền chanh có vị chua ngọt, tính bình có tác dụng sinh tân chỉ khát; vỏ quả có vị đắng cay, mùi thơm, tính ấm có tác dụng hành khí, hóa đàm.
Nguyên liệu: 1kg chanh, 1 lít mật ong nguyên chất, 0,8kg đường phèn
Cách thực hiện: Vắt lấy nước nửa quả chanh tươi, 1-2 thìa cà phê mật ong, pha với một cốc nước ấm rồi uống. Sau đó rửa sạch chanh với nước và để ráo. Cắt thành từng lát mỏng vừa, rồi cho vào lọ ngâm rồi đậy kín nắp lọ. Ngâm chanh trong lọ thủy tinh khoảng 3 – 6 tháng. Khi uống, lấy một muỗng nước chanh đào mật ong cho vào 250 ml nước ấm, cho thêm 2 lát chanh tươi.
Lưu ý:
- Nên pha loãng siro chanh ngâm mật ong đường phèn với nước ấm theo tỷ lệ 1: 5 và uống từ từ.
- Chanh có công dụng kích thích tiết dịch nên có thể làm cho tình trạng đau bụng, đi ngoài diễn biến theo hướng trầm trọng hơn.
- Chanh ngâm mật ong tuy tốt nhưng không nên lạm dụng vì có thể gây ra các tác dụng phụ không mong muốn.
8. Lưu ý các cách trị ho bằng mật ong
- Trẻ dưới 1 tuổi không nên dùng mật ong vì có thể khiến trẻ ngộ độc botulism mà nên sử dụng bằng đường phèn.
- Không sử dụng mật cho người bị tiểu đường, huyết áp thấp.
- Không lạm dụng các cách trị ho bằng mật ong, vì khi sử dụng mật ong quá nhiều có thể gây nóng trong, nghiêm trọng hơn là ngộ độc.
- Trường hợp xuất hiện biểu hiện ho tăng kéo dài hay có các dấu hiệu bất thường thì nên đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Cần kiên trì sử dụng để đạt hiệu quả tốt nhất.
- Bệnh nhân nên hỏi ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng các bài thuốc từ mật ong để trị bệnh.
Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh
Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid
Bài viết mới cập nhật:
Trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh ?
Nên Tắm Nắng Lúc Mấy Giờ Là Tốt Nhất – Cách Tắm Nắng Đúng Cách Có Lợi Cho Sức Khỏe
Hướng Dẫn Cách Làm Hoa Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Đơn Giản Tại Nhà
7 Bí quyết tăng sức đề kháng cho bé một cách tự nhiên
10 phương pháp ngăn ngừa và phòng chống covid
Bài viết cùng chủ đề: