Đông Y Có Chữa Được Tay Chân Miệng ?

Dịch Tay chân miệng đang bùng phát, nhiều mẹ lo lắng inbox Bác sĩ Quốc Lê hỏi bác xem có bài thuốc gì chữa được tay chân miệng? Làm sao bé nhanh hết sốt? Làm sao để bé không bị biến chứng?

1 Khái niệm bệnh tay chân miệng

Tay chân miệng về tây y là một bệnh Truyền nhiễm do họ Virus Enterovirus lây qua đường tiêu hoá, do tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết như nước bọt, mũi họng miệng, hoặc dịch tiết ở các bọng nước ở tay chân …

Đông y xếp tay chân miệng vào ôn dịch ôn bệnh phát nhiều mùa hè, do thấp nhiệt hoặc Hàn thấp hoá nhiệt phạm các tạng phủ Tỳ Vị Và Phế.
Điều trị bằng đông y dựa vào Vọng, Văn, Vấn, Thiết… để phân loại vị trí tà khí đã vào nông sâu, đã xâm nhập tạng phủ nào… để đưa ra bài thuốc trị liệu hợp lý giúp bé nhanh cắt sốt 1-3 ngày, nhanh lặn các mụn nước không để lại sẹo, bé phục hồi ăn uống nhanh…

2. Biểu hiện bệnh tay chân miệng


– Bệnh tay chân miệng đa số ở trẻ thường lành tính
– Gây nổi mụn nước tay chân mình, lòng bàn tay, bàn chân
– Gây nốt loét trong miệng họng…
– Làm bé đau miệng họng bỏ ăn bỏ bú…
– Kèm sốt từ vừa tới sốt cao.
– Có thể kèm ho mũi, oẹ khan, nôn trớ…
– Đi ngoài nát hoặc bình thường…
– Bệnh sẽ thường khỏi sau 7-10 ngày. Các bố mẹ chỉ cần theo dõi không có hiện tượng “GIẬT MÌNH KHI NGỦ” hay thở nhanh, nôn vọt là yên tâm nhé.

3. Cách chữa tay chân miệng bằng lá tre và rau sam

Các bố mẹ có thể sử dụng các cách sau để thanh trừ thấp nhiệt: Đun nước lá tre rửa miệng rửa các vết loét trong miệng họng bé giúp nhanh liền, bên ngoài có thể đun nước rau sam rửa cho bé. Lá trẻ có tác dụng thanh nhiệt tả hoả, rau sam thanh thấp nhiệt mạnh và có tính Kháng Sinh Thực Vật.
Cũng có thể đun nước rau sam hoặc sắn dây, kim ngân hoa cho bé uống.

4. Các loại kem bôi điều trị bệnh chân tay miệng

Ngoài ra có thể kết hợp một số chế phẩm như bôi kem Mangoherpin 2% chiết xuất từ lá xoài, trong miệng Xịt dung dịch Mangoherpin, Bôi thêm xanhmethylen vào các nốt mụn nước giúp săn se nhanh và ngừa bội nhiễm.
Miệng có thể bôi kem Kamidtazgel chứa cúc hoa và Lidocain gây tê và giảm đau.

Tuy nhiên nếu bé ho khó thở, hay giật mình nên đi khám bác sĩ phát hiện kịp thời biến chứng viêm phế quản, viêm phổi, viêm màng não để cứu chữa càng sớm càng tốt.

Mùa dịch nhưng có bé mắc bé không là do Đề kháng miễn dịch mỗi bé khác nhau. Do vậy bố mẹ cần chú ý chế độ ăn uống sinh hoạt thuận theo thời tiết mùa hè để bé có đề kháng tốt ít ốm hoặc ốm nhanh khỏi nhé.

Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh

Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid