Hội Chứng Hậu Covid – Những Biểu hiện và triệu chứng

1. Hội chứng hậu Covid là gì?

Vào đầu tháng 10/2021, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã công bố định nghĩa chính thức đầu tiên về hội chứng hậu COVID-19 (post COVID-19 condition). Theo đó, tình trạng hậu COVID-19 xảy ra ở những người có tiền sử nhiễm SARS-CoV-2, thường là 3 tháng kể từ khi bắt đầu nhiễm COVID -19 với các triệu chứng và kéo dài ít nhất 2 tháng mà không thể giải thích bằng các chẩn đoán thay thế.

Tình trạng này có thể khiến sức khỏe con người bị suy giảm kéo dài, có tác động nghiêm trọng đến khả năng quay trở lại làm việc hoặc tham gia cuộc sống xã hội của người bị mắc COVID-19. Họ bị ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần và có thể gây ra những hậu quả kinh tế đáng kể cho bản thân, cho gia đình và cho xã hội.

Về thời gian:

  • COVID-19 cấp tính: các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 trong tối đa 4 tuần.
  • COVID-19 tiếp diễn: các dấu hiệu và triệu chứng của COVID-19 từ 4 đến 12 tuần.
  • Hội chứng sau COVID-19: các dấu hiệu và triệu chứng phát triển kéo dài hơn 12 tuần và không được giải thích bằng các chẩn đoán thay thế.

2. Hội chứng hậu covid biểu hiện như thế nào?

Theo WHO ước tính 10-20% bệnh nhân COVID-19 trải qua các triệu chứng kéo dài trong nhiều tháng sau khi mắc bệnh. Giống bệnh cảnh COVID-19 cấp tính, hội chứng COVID kéo dài gây tổn thương và biểu hiện triệu chứng ở nhiều cơ quan: hô hấp, tim mạch, tâm thần kinh, tiêu hóa, nội tiết, thận, da, lông…

Triệu chứng thường gặp nhất là mệt mỏi hay cảm giác yếu sức (gặp ở 2/3 bệnh nhân), lo âu, mất ngủ, đau đầu, đau cơ khớp, ho dai dẳng, khó thở, đặc biệt là khó thở khi vận động gắng sức, đau ngực hay khó chịu vùng ngực.

Các triệu chứng ít gặp hơn: sợ lạnh, gai người, nhức đầu, suy giảm trí nhớ, mất tập trung, chóng mặt, choáng váng, tim đập nhanh, mất mùi vị, rối loạn tiêu hóa, ăn kém, hay các rối loạn tâm lý như lo âu, ám ảnh, trầm cảm, rụng tóc.

Không chỉ biểu hiện bằng các triệu chứng lâm sàng kể trên, mà ở người bệnh còn có thể xuất hiện những bất thường cận lâm sàng như tăng men tim kéo dài, rối loạn đường huyết, rối loạn hormon giáp, giảm độ lọc cầu thận; rối loạn chức năng hô hấp: giảm độ khuếch tán phổi, hạn chế dung tích phổi; bất thường hình ảnh học: xơ phổi, giãn phế quản trên CT scan ngực, rối loạn chức năng tâm thất qua siêu âm tim…

3. Tại sao hội chứng hậu covid là một vấn đề sức khỏe đáng quan tâm?

Theo các bác sỹ, hội chứng hậu COVID-19 có thể xuất hiện ngay sau khi điều trị khỏi nhưng cũng có nhiều trường hợp sau 4 tuần kể từ lúc khỏi bệnh mới xuất hiện. Những rối loạn này có thể kéo dài trong 4 tuần, thậm chí đến vài tháng.

Những triệu chứng của hội chứng hậu Covid tuy không có nguy cơ gây tử vong nhưng sẽ khiến bệnh nhân cảm thấy khó chịu trong một khoảng thời gian (thường là 3-6 tháng, có thể kéo dài đến 12 tháng) sau khi bệnh Covid-19, gây ảnh hưởng đến các hoạt động thường ngày của bệnh nhân, làm sụt giảm nghiêm trọng chất lượng sống của bệnh nhân hậu Covid.

Theo nghiên cứu, khoảng 40-60% bệnh nhân Covid-19 không thể trở lại các hoạt động sống bình thường sau khi xuất viện. Đối với bệnh nhân Covid-19 nhẹ (điều trị tại nhà) cũng có khoảng 30-40% bệnh nhân không thể trở lại tình trạng sức khỏe ban đầu và bị suy giảm chất lượng cuộc sống.

4. Những đối tượng nào dễ mắc phải hội chứng hậu Covid?

Mỗi người ở bất kỳ độ tuổi nào đã mắc COVID-19 sau đó có thể phát triển hội chứng di chứng COVID. Mặc dù các hội chứng, di chứng COVID dường như ít phổ biến hơn ở trẻ em và thanh thiếu niên so với người lớn, nhưng ảnh hưởng lâu dài sau khi mắc COVID-19 có xảy ra ở trẻ em và thanh thiếu niên.

Mặc dù bệnh Covid-19 mức độ nặng để lại nhiều di chứng tàn phá cơ thể hơn, tuy nhiên không có sự tương quan chính xác giữa mức độ bệnh Covid-19 và mức độ của hội chứng hậu Covid. Do đó nhóm đối tượng được chẩn đoán mắc bệnh Covid-19 nhẹ cũng có thể bị tác động bởi hội chứng hậu Covid, hay nói cách khác ai cũng có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid.

5. Vì sao bệnh nhân hậu Covid cần phải được kiếm tra sức khỏe?

Dù đa số bệnh nhân Covid-19 bị tổn thương về tinh thần nhưng cần phải khẳng định, hội chứng hậu Covid là một hội chứng thực thể, xảy ra do những rối loạn bên trong cơ thể chúng ta, chứ không phải đơn thuần chỉ là vấn đề tâm lý hay do bệnh nhân “tưởng tượng” ra.

Hội chứng hậu Covid do nhiều cơ chế gây ra, triệu chứng đa dạng và không giống nhau ở các bệnh nhân.

Bệnh lý Covid-19 không chỉ ảnh hưởng lên phổi mà là bệnh lý tác động đa cơ quan: hệ hô hấp, tim mạch, thần kinh, thận, gan… Hiện nay chúng ta vẫn chưa xác định được những bệnh nhân Covid nào có nguy cơ mắc hội chứng hậu Covid, do đó bệnh nhân hậu Covid cần được kiểm tra sức khỏe và theo dõi kỹ.

6. Bệnh nhân nên được đánh giá những gì và được điều trị ra sao?

Do bệnh lý Covid-19 có thể tác động lên nhiều cơ quan khác nhau nên bệnh nhân cần được đánh giá và kiểm tra tổng quát, toàn diện.

Tùy theo những rối loạn của bệnh nhân hậu Covid, tùy vào triệu chứng của bệnh nhân, việc điều trị sẽ tập trung vào việc nâng cao chất lượng cuộc sống, từng bước đưa bệnh nhân trở về cuộc sống bình thường như trước Covid-19.

7. Lời khuyên chăm sóc sức khỏe cho người bệnh hậu covid-19

Sau khi khỏi bệnh covid, người bệnh cần được tiếp tục hỗ trợ hoặc xây dựng một chế độ nghỉ ngơi, sinh hoạt và ăn uống hợp lý, điều đó rất cần thiết và quan trọng trong việc hồi phục sức khỏe toàn diện và nhanh chóng của người bệnh:

  • Duy trì thời gian ngủ nghỉ hợp lý, chủ yếu ngủ nhiều vào ban đêm, hạn chế ngủ nhiều vào ban ngày để thực hiện các công việc phục hồi sức khỏe khác như vận động nhẹ nhàng (đi bộ chậm, tập thể dục nhẹ, đạp xe đạp rất chậm nếu có thể, tập dưỡng sinh…).
  • Tiếp tục duy trì các bài tập phục hồi chức năng phổi, đặc biệt là tập thở (hít vào, thở ra chậm, hít sâu dần dần, thở ra nhẹ nhàng không vội vã và nhịp độ tăng lên từng ngày).
  • Cần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ít nhất 30 phút/ngày (có thể vào buổi sáng sớm hoặc nắng chiều, chia thành 3-4 lần, mỗi lần 5-10 phút là vừa), việc làm này sẽ giúp cho điều hòa nhịp sinh học của cơ thể.
  • Với người đã hoàn thành thời gian tự cách ly ở nhà, khuyến khích họ tham gia các hoạt động cùng với người thân như chuẩn bị bữa ăn, dọn dẹp nhà cửa để sớm quay lại trạng thái sinh hoạt thường ngày.
  • Đặc biệt với người cao tuổi, việc trò chuyện cùng người thân trong gia đình và được người thân động viên, giúp đỡ sẽ giúp giảm sự lo lắng, kích thích hoạt động não sau khi khỏi bệnh Covid-19 rất tốt.
  • Các thành viên trong gia đình nên khuyến khích người đã khỏi bệnh Covid-19 tham gia các hoạt động tinh thần như đọc sách/báo, tham gia bàn luận về tin tức trong ngày… cũng đóng góp đáng kể cho việc phục hồi sức khỏe.
  • Ngay cả khi đã phục hồi và âm tính với Covid-19, người bệnh vẫn nên chú ý tuân thủ thật nghiêm túc quy tắc 5K khi trở lại với cuộc sống bình thường để bảo vệ bản thân và cộng đồng.

Tại phòng mạch Viên Minh Đường hay gặp những bệnh nhân sau nhiễm Covid bị mệt mỏi, sợ lạnh, gai người, khó ngủ, ho… đông y hay gọi là nhiễm hàn, dương hư, khí hư. Cho nên chăm sóc hậu covid ngoài những nguyên tắc cơ bản ở trên, đặc biệt chú trong làm ấm cơ thể lên bằng chế độ  ăn uống, lựa chọn những thức ăn giàu dinh dưỡng, tính ấm như: Nước hầm thịt Meat Stock hàng ngày, lòng đỏ trứng gà, bí đỏ, khoai lang, khoai tây, rau hẹ, cải cúc, ngải cứu, rau ngót…

Không ăn các thức ăn mang tính hàn như: cam, dưa hấu, măng, cà, rau cải, đỗ xanh, thịt vịt, thịt trâu…Các trường hợp nhẹ chỉ hơi sợ lạnh, tay chân lạnh, mệt mỏi sẽ được Bác sỹ kê Trà Điều Hòa 07 giúp làm ấm tâm thận, tâm thận giao nhau thì ngủ dễ dàng và sâu giấc, nếu còn ho thì dùng Siro Vimiho vừa giúp bổ phế khí, vừa giảm ho long đờm hiệu quả. Một số trường hợp mất ngủ nghiêm trọng, suy nhược cơ thể, rụng tóc, rối loạn nội tiết, đau cơ khớp kéo dài… sẽ đươc các Bác sỹ thăm khám, tư vấn và kê đơn Trà thuốc riêng cho từng trường hợp.

Liên hệ ngay Bác sỹ Viên Minh Đường để được khám tư vấn về cách phục hồi sức khỏe Hậu covid.

Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh

Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid