Khi nào trẻ có thể ăn dặm được thịt?

Bé thường nhìn chăm chú vào thức ăn và với lấy chúng, đó là dấu hiệu con của bạn đã sẵn sàng để ăn dặm. Bây giờ là lúc quyết định cho chúng ăn thức ăn gì trước.

Nhiều bố mẹ sử dụng ngũ cốc giúp tăng cường sắt khởi đầu quá trình ăn dặm. Đúng là chất sắt cực kỳ quan trọng đối với trẻ sơ sinh, nhưng thịt mới là nguồn chứa nhiều chất sắt. “Thịt là nguồn cung cấp protein và chất dinh dưỡng, bao gồm cả sắt, cho con của bạn”, bác sĩ Preeti Parikh – bác sĩ nhi khoa tại Thành phố New York, giám đốc y tế tại GoodRx cho biết.

Bạn có thể cho bé ăn hầu hết các loại thịt tươi một cách an toàn ngay khi chúng sẵn sàng ăn dặm.  Ở đây, chúng ta sẽ xem xét khi nào nên cho bé ăn, số lượng và những lưu ý về an toàn khác cần nhớ.

1. Thịt có an toàn cho trẻ không?

Các loại thịt tươi chưa qua chế biến không có các chất phụ gia thường an toàn cho trẻ ăn dặm từ 6 tháng tuổi hoặc khi có dấu hiệu đã sẵn sàng. Một số dấu hiệu trẻ sẵn sàng ăn dặm như kiểm soát đầu tôt, mở miệng hoặc đòi thức ăn của bạn, tăng gấp đôi cân nặng lúc sinh.

2. Lợi ích của việc cho trẻ ăn thịt

Thịt có nhiều lợi ích cho trẻ sơ sinh phát triển. Đọc phần sau để biết vì sao thịt lại là một lựa chọn tốt cho con bạn.

2.1 Sắt tốt cho sự phát triển trí não 

Sắt là chất cần thiết cho sự phát triển trí não ở trẻ sơ sinh. Khi mới sinh, chúng có lượng sắt dự trữ được nhận từ bố mẹ. Lượng dự trữ này thường chỉ đủ trong 6 tháng đầu sau sinh, hay có nghĩa là khi trẻ sẵn sàng ăn dặm, chúng đã có nhu cầu cần được bổ sung thêm sắt. Ăn thịt giúp bé có đủ lượng sắt cần thiết để phát triển trí não một cách tối ưu nhất.

2.2 Nguồn protein dồi dào

Từ thời điểm bắt đầu ăn dặm đến khi trẻ được 1 tuổi, chúng nên được ăn đa dạng các loại thực phẩm khác nhau. Thịt cung cấp protein là một phần không thể thiếu trong chế độ ăn cân bằng.

2.3 Nguồn kẽm quan trọng

Kẽm đặc biệt tốt với trẻ sơ sinh. Chất này hỗ trợ cơ thể tăng trưởng và sản sinh các chất miễn dịch trong cơ thể. Thịt chứa nhiều kẽm dễ hấp thụ ở trẻ.

3. Các biện pháp an toàn cần lưu ý khi cho trẻ ăn thịt

3.1 Tránh các loại thịt đã qua chế biến

Các hóa chất được sử dụng để chế biến thịt, chẳng hạn như nitrat, có thể gây nguy hiểm. Nên tránh các loại thịt đóng gói, thịt nguội hay xúc xích. Thay vào đó hãy chọn thịt tươi cho trẻ.

3.2 Không thêm muối

Trẻ sơ sinh không nên thêm muối vào khẩu phần ăn của chúng. Khi chế biến thịt hãy nấu chín. Bất kỳ loại muối nào không phải muối tự nhiên có trong sữa mẹ đều không an toàn, vì thận của bé chưa phát triển đủ để xử lý với lượng lớn natri.

3.3 Thịt phải được nấu chín hoàn toàn

Để được coi là an toàn cho trẻ sơ sinh thì thịt phải được nấu chín hoàn toàn. Không cho trẻ ăn thịt sống, thịt hun khói,…Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ mắc các bệnh liên quan đến tiêu hóa đặc biệt là thực phẩm khá cao, vì vậy nấu chín thức ăn là một trong những cách làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

3.4 Xay nhuyễn thịt

Những miếng thịt có thể là một nguy cơ gây ngạt thở ở trẻ. Xay nhuyễn thịt là cách hiệu quả để giảm khả năng này. Nếu không, hãy đảm bảo thịt phải thật mềm và được cắt nhỏ. Xúc xích không được coi là thực phẩm an toàn cho trẻ.

4. Khi nào và làm cách nào cho trẻ bắt đầu ăn thịt?

Bạn có thể cho bé ăn thịt bất cứ lúc nào khi trẻ đã sẵn sàng ăn dặm. Khi chúng có thể ngẩng cao đầu và tỏ ra thích thú thường khoảng 6 tháng tuổi khi đã tăng gấp đôi cân nặng lúc mới sinh.

5. Tôi nên cho trẻ ăn lượng thịt như thế nào?

Khi trẻ đã ăn thức ăn đặc trong một vài tháng, bạn có thể cho ăn thịt từ một đến hai bữa mỗi ngày. “Bạn có thể bắt đầu với một muỗng canh thịt xay nhuyễn và chế biến theo cách của mình từ 8 đến 12 tháng tuổi”, Tiến sĩ Parikh nói.

Cho trẻ ăn lượng nhỏ thịt và để trẻ quyết định xem trẻ muốn ăn hay ăn bao nhiêu. “Số lượng chính xác phụ thuộc vào một số yếu tố như độ tuổi, cơn đói hoặc sự thích thú của chúng và lượng thức ăn khác được cung cấp trong bữa ăn. Nói chung, hãy để bé chỉ cho bạn khi chúng nghiêng người để ăn thêm hoặc quay lưng lại với thức ăn.

Lượng thịt cần cho bé dựa trên độ tuổi
6 đến 8 tháng Một ít (thường sử dụng nước thịt hầm)
8 đến 12 tháng 56,7 – 226,8g mỗi ngày
1 đến 2 tuổi 56,7 – 170.1g mỗi ngày
2 đến 3 tuổi 85,05g mỗi ngày
3 đến 5 tuổi 28,35 – 113,4g mỗi ngày

Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh

Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid