Bên cạnh phác đồ điều trị bằng tây y, mẹ có thể áp dụng một số phương pháp chữa viêm tai giữa cho bé ngay tại nhà. Với ưu điểm lành tính và dễ dàng áp dụng, nhất là với cơ thể nhạy cảm của bé con, hiện nay các mẹo chữa viêm tai giữa cho bé đang được các bà mẹ tin tưởng. Dưới đây là một số mẹo mẹ có thể tham khảo:
Xem thêm: Vì Sao Trẻ Bị Viêm Tai Giữa Và Hay Bị Tái Phát
Mục lục nội dung
1. Chữa viêm tai giữa bằng sáp ong
Theo y học hiện đại, sáp ong có chứa lượng axit béo và este, caffeine acid phenethyl ester và bioflavonoids… Đây đều là các chất có tác dụng chữa bệnh rất tốt. Theo đông y, sáp ong có tính ấm, vị ngọt có tính kháng khuẩn, chống sưng viêm và làm ẩm tốt. Công dụng chính là bổ ích trung khí, tăng cường khả năng ngũ tạng. nâng cao thể lực, làm lành tổn thương. Do đó sáp ong được sử dụng trị bệnh rộng rãi trong Đông y.
Trước khi thực hiện phương pháp này chúng ta lưu ý “ Tất cả các chất không sạch sẽ, không tốt khi đưa vào tai có thể gây biến chứng thủng màng tai, nhiễm trùng màng não, ảnh hưởng thính lực, điếc”. Do đó phải hết sức cẩn thận khi sử dụng sáp ong chữa viêm tai giữa cho bé.
Nguyên liệu: Một miếng sáp ong rừng và một miếng giấy sạch.
Cách thực hiện: Lấy sáp ong rừng vắt ráo để loại bỏ phần mật rồi lấy phần sáp ong đem đun nóng cho sáp tan ra. Dùng phần sáp đã tan phết lên tờ giấy đã chuẩn bị và nên làm nhanh khi còn nóng, nếu để nguội sáp sẽ bị cứng lại.
Chuẩn bị 1 cái ấm nước pha trà, chế tạo vòi để thổi giúp khói vào sâu trong tai, tránh sáp rớt vào tai. Đốt 2-3 tờ giấy đã phết sáp ong, cháy đượm rồi thả vào ấm, đậy nắp ấm lại vừa phải hạn chế khói thoát ra ( Không che kín qua để đảm bảo giấy vẫn cháy), dẫn vòi xả khói vào ống tai ngoài.
Liều dùng: Mỗi ngày xông sáp ong 2 lần, mỗi lần 5 phút. Tuần đầu làm 7 ngày liên tiếp, tuần thứ 2 làm cách ngày.
Lưu ý: Khi đun sáp ong không cần cho thêm nước và đung bằng lửa nhỏ để tránh bị cháy hỏng sáp ong. Phương pháp này làm sao cho khói của sáp ong vào tai được nhiều nhất.
Phương pháp dùng sáp ong cũng chỉ có tác dụng hỗ trợ trị viêm tai giữa giai đoạn tai chớm bị xung huyết, ứ dịch. Đối với tai giữa viêm ứ mủ và chảy mủ, phương pháp này ít tác dụng.
2. Chữa viêm tai giữa bằng tỏi
Theo Y học cổ truyền tỏi có vị cay, tính ấm, tác dụng giải độc, tiêu đàm, hạ khí, thông quan. Theo nghiên cứu Y học hiện đại, chất allicin – hợp chất sunfua trong tỏi có tác dụng cao trong việc kháng virus, kháng sinh thực vật, chống viêm, giảm đau và kháng nấm. Ngoài ra, vitamin C, mangan, selen có trong loại củ này giúp tăng cường hoạt động của hệ thống miễn dịch và giúp loại bỏ tình trạng nhiễm trùng một cách tự nhiên.
Chính nhờ những tác dụng hữu ích như vậy mà có thể sử dụng tỏi để điều trị viêm tai giữa cho bé tại nhà một cách hiệu quả. Tỏi được cả các nước phương Tây và cả kinh nghiệm dân gian Việt Nam sử dụng trong việc chữa trị viêm tai giữa mang lại hiệu quả cao. Tuy nhiên cần biết cách sử dụng một cách an toàn hợp lý, tránh việc dùng sai cách dễ gây biến chứng nguy hiểm và làm cho bệnh trầm trọng hơn.
Nguyên liệu: 1 củ tỏi ta, tỏi lý sơn càng tốt (đã bóc vỏ), 2 – 4 muỗng canh dầu olive hữu cơ, 1 chiếc chảo nhỏ, 1 lọ thủy tinh có nắp đậy. Giấy lọc hoặc khăn sạch có thể lọc được.
Cách thực hiện: Bóc bỏ vỏ và đem rửa sạch các tép tỏi. Sau đó mang tỏi đi nghiền nát hoặc xay nhuyễn. Làm nóng chảo bằng lửa vừa, sau đó cho dầu oliu và tỏi vào đun cho đến khi có mùi thơm. Sau khi tắt bếp thì để nguội hỗn hợp, rót dầu Olive – tỏi qua giấy lọc rồi đổ dầu tỏi vào lọ thủy tinh có nắp nhỏ giọt. Bảo quản dầu tỏi trong ngăn mát tủ lạnh để sử dụng.
Cách dùng: Làm ấm dầu tỏi.
- Đặt người bệnh nằm nghiêng và hướng tai đang bị viêm đau lên phía trên. Tiếp theo, nhỏ 2 – 3 giọt dầu tỏi vào tai rồi nhẹ nhàng đặt bông gòn lên để ngăn dầu chảy ra ngoài. Giữ nguyên tư thế trong ít nhất 10 phút để các tinh chất được hấp thụ hoàn toàn..
- Thực hiện cách chữa viêm tai giữa bằng dầu tỏi hàng ngày để bệnh nhanh cải thiện, mỗi ngày có thể nhỏ 3-4 lần.
- Sau 3 ngày cần thay dầu tỏi mới để điều trị.
- Các vi khuẩn có thể sinh sôi và phát triển trong dầu tỏi do các vật dụng dùng để chế xuất và chứa dầu không được khử trùng đúng cách. Do đó trước khi thực hiện cần khử trùng vật dụng bằng nước sôi trong 10 phút.
- Nên áp dụng với những trẻ lớn từ 2 tuổi trở lên. Hoặc sau 3 ngày sử dụng dầu tỏi olive thì có thể cho bé đi khám Bác sỹ kiểm tra tình trạng viêm tai có tiến triển hơn rồi quyết định có nên sử dụng tiếp phương pháp trên hay không.
Lưu ý khi dùng tỏi trị viêm tai giữa cho bé:
- Tuyệt đối không sử dụng tỏi cho trường hợp màng nhĩ đã bị rách, thủng màng nhĩ, tai đã chảy mủ khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Sử dụng tỏi có nguy cơ kích ứng da hoặc bỏng (tương đương với bỏng hóa chất) khi đặt trực tiếp lên da, nhất là người có da nhạy cảm. Do đó, trước khi áp dụng, chúng ta nên thử tỏi/dầu tỏi lên một phần nhỏ ở mặt trong cánh tay của người lớn và của trẻ để có thể kiểm tra mức độ kích ứng.
- Trước khi áp dụng các bài thuốc người bệnh cần dùng nước muối sinh lý để vệ sinh tai sạch sẽ.
- Không nên sử dụng chất tẩy rửa mạnh, dùng tay ngoáy tai,… khiến tình trạng bệnh trở nặng và khó điều trị dứt điểm hơn.
- Khi sử dụng nếu trẻ cảm thấy khó chịu vùng tai, bứt rứt hơn, ống tai chuyển sang màu đỏ thì ngừng sử dụng, lấy tăm bông thấm sạch dầu tỏi olive, và vệ sinh lại bằng nước muối sinh lý.
3. Cách chữa Viêm Tai Giữa bằng rau diếp cá
Theo Y học hiện đại rau diếp cá có chứa các thành phần chính là aldehyd, l-decanal, metyl –l –nonyl cetol và hàm lượng tinh dầu lớn có tác dụng kháng viêm, kháng khuẩn cực mạnh giúp tiêu diệt các tác nhân gây hại và làm tiêu viêm. Bên cạnh đó ,rau diếp cá chứa chất gây ức chế sự phát triển của nhiều loại Virus, vi khuẩn gây bệnh – một trong những nguyên nhân hàng đầu gây nên bệnh viêm tai giữa trẻ em.
Theo Y học cổ truyền rau diếp cá có tính mát, vị chua, không độc, mùi tanh quy kinh can phế. Công dụng là sát khuẩn,thanh nhiệt giải độc,tiêu thũng,…
Vì những công dụng này mà dân gian đã vận dụng rau diếp cá để điều trị viêm tai giữa. Tuy nhiên cần biết sử dụng loài cây này an toàn và hợp lí, tránh trường hợp biến chứng nguy hiểm và bệnh diễn biến nặng hơn.
Nguyên liệu: Chuẩn bị rau diếp cá sạch.
Cách thực hiện:
- Cách 1: Dùng nước rau diếp cá nhỏ tai: Chọn một nắm diếp cá tươi, lá to, không sâu bệnh và rửa sạch bằng nước muối loãng để loại hết bụi bẩn và vi khuẩn. Sau khi rửa xong để thật ráo nước rồi đem đi vò nát hoặc xay ,giã nhuyễn và vắt lấy nước cốt vào bát sạch. Dùng bông y tế thấm nước và nhỏ nhẹ nhàng 2-3 giọt vào trong tai. Ngày nhỏ 3-5 lần
- Cách 2: Dùng rau diếp cá sao vàng: Lấy rau diếp cá tươi đem rửa sạch bằng nước muối và để cho ráo nước. Sau đó lấy rau diếp cá tươi đem rửa sạch bằng nước muối và để cho ráo nước. Tiếp theo cho rau mới sao vào ấm và đun cùng 600ml nước đến khi còn một nữa thì dùng để uống trong ngày chia làm 3 lần.
- Cách 3: Nước sắc rau diếp cá và táo đỏ: Rau diếp cá cắt xong để rửa sạch rồi phơi khô. Sau đó dùng 20g rau diếp cá khô và 10g táo đỏ đun cùng 600ml nước đến khi còn 1 nửa thì tắt bếp. Lọc lấy nước thuốc và dùng để uống trong ngày chia làm 3 lần.
- Cách 4: Dùng sinh tố rau diếp cá. Lấy 1 nắm rau diếp cá tươi ,đem ngâm và rửa sạch bằng nước muối pha loãng. Đem rau xay thành sinh tố và uống mỗi tuần từ 2-3 lần
- Cách 5: Ăn rau sống. Đối với những trẻ lớn ,người lớn có thể ăn trực tiếp
Lưu ý khi trị viêm tai giữa bằng rau diếp cá:
- Giữ vệ sinh vùng tai luôn sạch sẽ. Nếu có chảy mủ thì lau khô bằng tăm bông sạch, sau đó nhỏ nước muối sinh lý.
- Sử dung rau diếp cá trị viêm tai giữa chỉ hiệu quả với hiện tượng viêm tai giữa chớm bị, do đó là giải pháp tình thế tạm thời giúp cải thiện bệnh, chưa phải là phương pháp tối ưu điều trị bệnh tận gốc.
- Trong quá trình sử dụng mẹ nên quan sát xem con có khó chịu hay gặp dấu hiệu bất thường nào không.Trường hợp con quấy khóc kêu đau nhức tai cần dừng việc áp dựng mẹo. Ngoài ra cần điều trị nguyên nhân gốc từ viêm mũi họng, amidan, nâng cao sức đề kháng, chế độ ăn uống,…
- Sau 3 ngày sử dụng có thể cho bé đi khám bác sĩ kiểm tra tình trạng viêm tai có tiến triển hơn rồi quyết định có nên sử dụng tiếp phương pháp trên hay không.
4. Chữa viêm tai giữa bằng phèn chua và ngũ bội tử
Phèn chua còn được gọi là phàn thạch, minh phàn, sinh phàn, khô phàn,… Đây là một loại muối không màu hoặc có màu trắng, hơi đục, tan được trong nước. Theo y học cổ truyền, phèn chua không độc, vị chua, tính hàn, đi vào kinh tỳ. Tác dụng chính được dùng để sát trùng, giải độc, giảm ngứa ngáy khó chịu,… do đó loại muối này thường được sử dụng để chữa nhiều bệnh.
Vì trong phèn chua có chứa một lượng muối nhất định có tính,sát khuẩn, kháng khuẩn, kháng viêm tốt. Vì thế, rất nhiều người tin rằng việc sử dụng phèn chua sẽ giúp giảm những triệu chứng của bệnh viêm tai giữa hiệu quả.
Nguyên liệu: Chuẩn bị ngũ bội tử và phèn chua mỗi loại 500g.
Cách thực hiện: Cho cả hai loại nguyên liệu lên bếp để đun nhỏ lửa cho tới lúc phèn chua chảy lỏng. Sau đó khuấy đều sao cho phèn chua quyện với ngũ bội tử thành hỗn hợp xốp, đều thì nhắc xuống, nguội. Lấy phần màu trắng (xốp) đem nghiền nhỏ thành bột rồi cho vào một chiếc lọ.
Cách dùng:
- Trước khi sử dụng, mẹ nên vệ sinh tai cho bé bằng nước muối sinh lý và lau khô lại bằng khăn sạch.
- Cuộn một tờ giấy sạch hình điếu thuốc, một đầu vừa với lỗ tai bé.
- Cho một lượng thuốc vừa phải vào giấy(cỡ một hạt đậu xanh) và thổi vào tai bị viêm.
Liều dùng: Nên sử dụng liên tiếp trong 3 ngày, mỗi ngày 2 lần sáng tối để đạt hiệu quả cao nhất. mẹ không nên lấy lượng thuốc quá nhiều, điều này có thể khiến tình trạng bệnh của bé nặng hơn.
Chú ý: Phải ngưng sử dụng tất cả kháng sinh 24 giờ trước khi sử dụng loại thuốc này để tránh tác dụng phụ.
Bài thuốc này chỉ sử dụng cho bệnh viêm tai giữa chảy mủ nếu chưa chảy mủ ra ngoài hay nói cách khác là chưa thủng màng nhĩ thì không được sử dụng bài thuốc này.
5. Cách chữa viêm tai giữa bằng lá mơ
Trong Đông y lá mơ có vị hơi đắng, mùi hôi, mang trong mình tính mát có tác dụng giải độc, thanh nhiệt cơ thể, hỗ trợ chữa những bệnh về con đường tiêu hóa cũng như tai mũi họng, trong đó có bệnh viêm tai giữa. Trong lá mơ chứa nhiều hoạt chất có lợi gồm: Protein, caroten, vitamin C, methylmercaptan, một số axit amin… các dưỡng chất này có thể cải thiện tốt một số vấn đề về tai, giúp tiêu viêm, tiêu mủ và làm cho giảm hiện tượng đau nhức.
Nguyên liệu: 3 – 4 lá mơ
Cách thực hiện: Mang lá mơ rửa sạch, sau đó ngâm lá mơ trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút. Tiếp đó vớt lá mơ ra ngoài cũng như để ráo nước. Hơ lá mơ trên lửa nhỏ cho tới khi nóng, vò lá mơ thật nhỏ và nhét vào tai viêm. Để thông qua đêm, điều này sẽ giúp lá mơ hút sạch lượng mủ trong tai.
Liều dùng: Bạn nêm thực hiện bài thuốc chữa viêm tai giữa bằng lá mơ 1 lần/ngày.
Lưu ý:
- Bài thuốc trị viêm tai giữa bằng lá mơ chỉ có tác dụng hỗ trợ trị tạm thời. Bởi vậy phái mạnh không phải lạm dụng dược liệu như một phương pháp chữa chính.
- Lá mơ chỉ có tác dụng hút mủ và không có thể điều trị dứt điểm ổ viêm trong tai giữa.
6. Lưu ý lúc trị viêm tai giữa cho bé bằng phương pháp dân gian
- Trong khi sử dụng phương pháp dân gian, hoặc mẹo để chữa bệnh viêm tai giữa, nên kết hợp với thuốc nhỏ tai sẽ đạt được kết quả cao hơn.
- Trong trường hợp người bệnh xuất hiện một số dấu hiệu bất thường hay những biến chứng nguy hiểm, nên đưa ngay người bệnh đến các cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời.
- Một số bài thuốc chữa trị viêm tai giữa bằng phương pháp dân gian thường phát huy tác dụng chậm. Bởi thế người bệnh cần buộc phải kiên trì thì các dưỡng chất mới có thể thấm sâu và phát huy tối đa tác dụng chữa trị bệnh.
Ngoài việc chữa viêm tai giữa cho bé giữa bằng phương pháp dân gian thì điều trị hoàn toàn bằng thuốc Đông y chữa vào gốc bệnh. Bố mẹ có thể tham khảo bộ sản phẩm từ thảo dược giúp chữa Viêm Tai Giữa cho bé nhỏ an toàn, hiệu quả cao bao gồm:
- Dung dịch nhỏ tai Vimitai chiết xuất từ vị thuốc Hoàng liên đứng đầu bảng về tính kháng sinh thực vật, giúp ức chế vi khuẩn, Virus
- Cốm Vimitai là bài thuốc long đờm từ bài thuốc sắc điều trị cho hàng ngàn bé viêm tai tại phòng khám Viên Minh Đường mỗi năm hỗ trợ Viêm Amidan,viêm mũi họng,sổ mũi kéo dài nguồn cơn dẫn đến Viêm tai giữa dai dẳng.
- Dung dịch xịt mũi Viminose chứa hydrosol tinh dầu tràm giúp mũi họng thông thoáng, kháng Virus.
Viên Minh Đường tự hào sáng chế ra bộ sản phẩm được nhiều phòng khám Nhi,Tai mũi họng tin dùng và kê đơn điều trị Viêm tai giữa, viêm mũi họng kéo dài, hạn chế được kháng sinh khi không cần thiết.
Xem thêm: Những sai lầm trong điều trị viêm tai giữa mà các mẹ cần biết
Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh
Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid
Bài viết mới cập nhật:
Trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh ?
Nên Tắm Nắng Lúc Mấy Giờ Là Tốt Nhất – Cách Tắm Nắng Đúng Cách Có Lợi Cho Sức Khỏe
Hướng Dẫn Cách Làm Hoa Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Đơn Giản Tại Nhà
7 Bí quyết tăng sức đề kháng cho bé một cách tự nhiên
10 phương pháp ngăn ngừa và phòng chống covid
Bài viết cùng chủ đề: