Rất nhiều người nhiễm covid, sau khi có kết quả kháng nguyên âm tính (test nhanh) mà vẫn bị ho, vì sao vậy?
1. Vì sao vẫn bị ho khi đã âm tính với SARS-CoV-2?
Ho là một phản xạ làm sạch bụi, đờm và các chất kích thích khác khỏi đường thở của bạn (họng – thanh quản – khí quản – phổi), nên ho được coi là phản xạ bảo vệ có lợi của cơ thể nên bác sĩ chỉ cắt cơn ho khi ho quá nhiều ảnh hưởng tới ăn uống và giấc ngủ.
Sau khi không còn sự có mặt của kháng nguyên (Virus Corona) ở vùng mũi họng, bạn có thể tiếp tục bị ho khan trong một thời gian là do:
– Độc tố của Virus để lại hoặc các chất trung gian hóa học do cơ thể tiết ra trong quá trình bạch cầu chiến đấu với Virus là kích thích niêm mạc mũi họng vẫn bị xung huyết, ngứa họng hoặc tiết dịch đờm mà gây ho.
– Người nhiễm SARS-CoV-2 có thể bị ngạt mũi, nếu chậm khỏi bạn sẽ hít nhiều không khí khô, không được hệ thống làm sạch, làm ấm và làm ẩm của mũi và đi thẳng vào phổi, ảnh hưởng đến niêm mạc của đường thở và gây ho.
– Theo đông y là do chức năng “ Túc Giáng” phân bố dịch và giáng khí xuống bị cản trở phế vị khí bị nghịch lên mà gây ho.
Trên thực tế chữa bệnh quan sát những người bệnh có bệnh nền như Trào ngược dạ dày thực quản, Viêm mũi xoang mãn tính, Viêm Amydal quá phát… thì khi bị nhiễm Covid thường biến chứng ho kéo dài và lâu khỏi hơn.
Nhiều bạn lo lắng khi ho lâu sợ mình bị tổn thương phổi hậu covid nhưng không phải nhé, ho lâu và thỉnh thoảng hụt hơi có thể gặp nhưng đó không phải là triệu chứng của viêm phổi (Khó thở, Ho dày liên tục, Spo2 giảm…)
2. Các mẹo giảm ho Hậu Covid
– Bản chất covid mang hàn khí nhiều, nên mắc covid dễ làm tắc các kinh lạc, vi mạch máu, nên chúng ta cũng cần làm ấm cơ thể, tránh ăn đồ tính hàn nhiều như: Nước đá lạnh, măng cà, cam dưa hấu, rau cải, hải sản, trâu, vịt, gà…mà nên ăn bưởi quýt lê ổi, canh thịt hầm…
– Người lớn có thể ngâm chân nước ấm buổi tuổi 10-15 phút trước khi ngủ, trẻ nhỏ bôi xoa dầu tràm vào huyệt dũng tuyền hoặc dán cao ấm…
– Covid thường ho Khan nên có thể chưng 3-4 miếng lê (dùng cả vỏ) với 1-2 lát gừng, ít đường phèn hoặc mật ong rồi ăn lúc còn ấm, giúp nhuận phế giảm ho…
– Hoặc lấy quả Kha tử rửa sạch, đập lấy phần vỏ thịt quả, ngâm nước muối sinh lý 30-60 phút rồi sấy lại khô ngậm ngày 1-2 lần, hoặc có thể chưng với mật ong ngậm.
– Nếu Ho đờm vàng, dịch mũi vàng xanh, ho khan có thể sử dung cốm Vimitai chứa thổ bối, xạ can, tang bạch bì giúp nhuận táo hóa đờm chỉ khái, thích hơp ho hóa nhiệt.
– Nếu ho đờm trắng, dịch mũi trắng thì có thể uống Siro Vimiho chứa Đẳng sâm, cát cánh, cam thảo… giúp ôn phế chỉ khái thích hợp Ho hàn đờm…
– Nếu cơ địa trào ngược dạ dày, viêm xoang nặng, ho hậu covid lâu khỏi nên liên hệ Bác sỹ các phòng mạch đông y để được thăm khám và kê thuốc riêng thích hợp từng thể trạng từng người nhé.
Chúc mọi người chóng khỏe mạnh và không còn bị ho dai dẳng hậu covid nữa ạ.
Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh
Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid
Bài viết mới cập nhật:
Trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh ?
Nên Tắm Nắng Lúc Mấy Giờ Là Tốt Nhất – Cách Tắm Nắng Đúng Cách Có Lợi Cho Sức Khỏe
Hướng Dẫn Cách Làm Hoa Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Đơn Giản Tại Nhà
7 Bí quyết tăng sức đề kháng cho bé một cách tự nhiên
10 phương pháp ngăn ngừa và phòng chống covid
Bài viết cùng chủ đề: