Nổi mề đay – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và biện pháp điều trị

Dị ứng nổi mề đay, mẩn ngứa là một trong những dạng bệnh lý dị ứng thường gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh không gây nguy hiểm nhưng ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt và dễ để lại những vết thâm, sẹo hay những biến chứng nếu không điều trị kịp thời. Vì vậy, bạn cần tìm hiểu triệu chứng, nguyên nhân và cách điều trị dị ứng, nổi mề đay là để giảm thiểu mức độ nguy hiểm mà bệnh gây ra.

1. Khái niệm về bệnh nổi mề đay

Nổi mề đay (hay mày đay) là một phản ứng viêm của da trong đó có sự can thiệp của chất trung gian hóa học chính là histamin. Được biểu hiện phát ban, nổi mảng, phồng rộp, phù nề với nhiều hình dạng, kích thước khác nhau. Người bệnh khi nổi mề đay thường cảm giác ngứa ngáy, nóng rát, khó chịu và các biểu hiện này thường tự hết trong vòng 24 – 36 giờ. Tuy nhiên, đôi khi tình trạng này kéo dài trong vài ngày hoặc hàng tháng hàng năm.

 

 

2. Những vị trí dễ nổi mề đay

Nổi mề đay luôn xuất hiện ngoài da, tại bất cứ khu vực nào trên cơ thể con người. Tuy nhiên, những vị trí thường xuyên bị mề đay nhất là:

  • Mặt: Các nốt sần phù của bệnh có thể xuất hiện rải rác hoặc tập trung tại gò má, phần dưới môi, sưng môi khiến người bệnh mất tự tin, luôn cảm thấy khó chịu, e ngại trong giao tiếp.
  • Mông: Đây là khu vực thường xuyên phải tiếp xúc, cọ sát với quần áo gây tích tụ mồ hôi. Nếu vị trí này bị mề đay sẽ càng khiến người bệnh khó chịu.
  • Chân: Rất nhiều người hay bị nổi mề đay, nhất là khu vực bắp chân, các nốt sần phù mọc dọc ống chân kèm theo cảm giác ngứa ngáy.
  • Hai cánh tay: Không ít người gặp phải hiện tượng nổi mề đay ở cánh tay. Tình trạng sẩn phù có thể gây ngứa ngáy cổ tay, bắp tay, thậm chí là toàn bộ hai cánh tay.
  • Cổ: Vùng da cổ, nhất là khu vực có nhiều nếp gấp cũng thường xuyên bị nổi mề đay. Vị trí này lại càng khiến cảm giác ngứa ngáy, khó chịu thêm gia tăng.

Đôi khi mề đay không chỉ xuất hiện tại một số khu vực riêng lẻ mà còn xuất hiện trên khắp cơ thể. Tình trạng này được gọi là nổi mề đay toàn thân khiến người bệnh khó chịu, ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống sinh hoạt.

nổi mề đay mẩn ngứa

Các đối tượng dễ bị nổi mề đay mẩn ngứa nhất là:

  • Trẻ em: Đây là đối tượng có hệ miễn dịch còn non yếu, chưa hoàn thiện. Khi bị các tác nhân bên ngoài xâm nhập và tác động sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động của các mao mạch, gây nên hiện tượng sưng phù khó chịu.
  • Phụ nữ mang thai: Trong quá trình mang thai, cơ thể có nhiều thay đổi, nhất là các vấn đề liên quan đến nội tiết tố. Đây chính là nguyên nhân chủ yếu khiến mẹ bầu dễ bị mề đay mẩn ngứa.
  • Phụ nữ sau sinh: Cơ thể người mẹ mệt mỏi vì mất nhiều sức lực, suy nhược và chưa thể phục hồi ngay. Các yếu tố từ môi trường tác động, khiến các mẹ dễ gặp vấn đề về da liễu hơn, trong đó có mề đay.

Một dạng khác nguy hiểm hơn đó là nổi mề đay khổng lồ. Khi phát bệnh, người bệnh không bị ngứa ngáy nhiều như những trường hợp kia mà khắp mặt từ mắt, môi hoặc cơ quan sinh dục bị sưng phù, căng tức vô cùng khó chịu. Trong trường hợp nặng, còn ảnh hưởng đến đến hệ hô hấp khiến người bệnh không thở được phải đi cấp cứu.

3. Dấu hiệu nhận biết nổi mề đay

Nổi mề đay, mẩn ngứa nếu phát hiện sớm có thể trị khỏi. Tuy nhiên, trên thực tế ở mỗi thể bệnh, cơ địa của mỗi người sẽ có những biểu hiện khác nhau. Thông thường, nổi mề đay được xác định với một số triệu chứng lâm sàng điển hình gồm:

Nổi mẩn đỏ, sẩn phù: Đây là biểu hiện đầu tiên khi bị nổi mề đay, vùng da bị nổi mẩn, nốt ban đỏ hoặc hơi hồng gây ngứa ngáy, nóng rất khó chịu đặc biệt là đêm tối. Các nốt mẩn, phù to hay phát ban sẽ nổi rải rác khắp cơ thể, tạo thành những mảng ngứa với những kích thước khác nhau.

Xuất hiện mụn nước: Người có cơ địa chàm, viêm da cơ địa mề đay thường xuất hiện kèm mụn nước nhỏ li ti. Khi gãi các mụn này có thể bị vỡ, gây nhiễm trùng và lây lan ra những vùng lân cận.

Luôn ngứa ngáy: Cảm giác ngứa ngáy là triệu chứng đặc trưng nhất của bệnh. Tại những vùng da bị tổn thương, người bệnh luôn cảm thấy ngứa ngáy điên cuồng, chúng thường xuất hiện vào ban đêm tại các khu vực như chân, cổ tay, bụng, lưng.

Da vẽ nổi: Rất nhiều bệnh nhân bị mề đay gặp phải hiện tượng này. Cụ thể, các vùng da của bệnh nhân dễ bị nổi hằn, viêm nhiễm mỗi khi gãi, chà xát, càng gãi càng nổi lên.

4. Nổi mề đay có nguy hiểm không?

Nổi mề đay không phải là một bệnh truyền nhiễm nên không thể lây từ người này sang người khác. Tuy nhiên, nó có thể tái đi tái lại nhiều lần ở cùng một người bệnh. Tình trạng này khiến bệnh nhân càng thêm ngứa ngáy và khó chịu, làn da dễ trầy xước. Nếu để kéo dài, bệnh nhân bị mề đay có thể đối mặt với một số vấn đề sau:

Suy nhược cơ thể: Các triệu chứng khó chịu của nổi mề đay toàn thân hành hạ người bệnh hàng ngày khiến họ “ăn không ngon, ngủ không yên”, năng suất làm việc hay học tập giảm sút trầm trọng cùng với đó là tình trạng suy nhược cơ thể do ăn uống không đủ chất, tâm trạng lo lắng không yên.

Nhiễm trùng da: Hành động gãi ngứa liên tục khiến da không tránh khỏi bị trầy xước tại các vùng nổi mề đay tạo điều kiện cho vi trùng, vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể qua vị trí tổn thương dẫn tới hiện tượng nhiễm trùng, lở loét, làm da bị trầy xước. Sẽ để lại thâm sẹo, gây mất thẩm mỹ, khiến bệnh nhân tự ti trong sinh hoạt hằng ngày.

Sốc phản về: Đây là một biến chứng nghiêm trọng của nổi mề đay toàn thân, có thể đe dọa trực tiếp tới tính mạng của người bệnh. Khi xảy ra sốc phản vệ, cơ thể người bệnh sẽ gặp phải một loạt các biểu hiện nguy hiểm như: Khí quản phù nề hẹp đường thở lại, hô hấp khó khăn, huyết áp giảm đột ngột…

Các vấn đề về tiêu hóa: Mày đay có thể nổi ngay trong đường tiêu hóa khiến bệnh nhân đau quặn bụng, nôn ói thường xuyên, thậm chí tiêu chảy kéo dài. Điều này gây ảnh hưởng không nhỏ đến việc ăn uống, hấp thu chất dinh dưỡng của người bệnh.

Giãn mạch: Khi mạch máu bị giãn nở có thể dẫn đến tụt huyết áp, choáng váng. Những trường hợp không được cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong.

Phù mạch: Đây là tình trạng sưng phù tại mí mắt, môi hoặc trong miệng do cơ thể phản ứng mãnh liệt với hiện tượng bệnh lý da liễu này.

5. Nguyên nhân gây nổi mề đay mẩn ngứa

Hàng đầu là do thể trạng cơ địa người bệnh chứa nhiều tế bào Mastocyte( dưỡng bào) dưới da dưới niêm mạc nhiều gấp hàng chục, hàng trăm lần so với người bình thường, những tế bào này chứa sẵn tiền chất Histamin sẵn sàng phóng thích khi gặp yếu tố kích hoạt như:

Dị ứng thuốc: Khi cơ thể bị mẫn cảm với các thành phần như aspirin, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau, vacxin gây tình trạng nổi mề đay ở tay, chân và toàn thân. Bệnh mề đay do dị ứng thuốc có thể xuất hiện ngay sau lần đầu bạn dùng thuốc hoặc cách đó từ 5-10 ngày.

Hóa mỹ phẩm: Mỹ phẩm không rõ nguồn gốc, chứa nhiều hóa chất hoặc các thành phần kích ứng với cơ thể cũng được xem là nguyên nhân gây dị ứng, mẩn ngứa nổi mề đay.

Các loại thực phẩm: Một số loại thực phẩm như tôm, cua, sò, nghêu, cá biển, thị bò, trứng, các loại nước mắm, đồ uống chứa cồn, cafe,… thức ăn chế biến sẵn chứa nhiều chất bảo quản, chất tạo màu khác, thức ăn cay nóng.

Do thời tiết: Khi thời tiết, nhiệt độ thay đổi đột ngột, khiến cho cơ thể gia tăng các kháng thể quá mẫn, có thể dễ bị nhiễm lạnh, nhiệt không phát ra được ẩn dưới da gây nên mề đay sẩn ngứa.

Nhiễm các loại giun ký sinh lạc chỗ: Giun đũa chó mèo, sán lá gan, giun lươn…

Do côn trùng: Những loài côn trùng như ong, kiến, sâu róm… luôn chứa nọc độc, khi chị chúng cắn, chất độc sẽ ngấm vào da và gây nên hiện tượng sưng phù, ngứa ngáy.

Ngoài ra: Lông chó mèo, phấn hoa, khói bụi… cũng là những dị nguyên khiến da bị nổi mề đay kèm hiện tượng mẩn ngứa, nóng rát toàn thân.

Yếu tố di truyền: Gia đình bạn có người mắc bệnh mề đay thì bạn có nguy cơ cao mắc căn bệnh này hơn những người khác.

Gan suy yếu: Gan là cơ quan thải độc quan trọng của cơ thể, tình trạng gan suy yếu được coi là nguyên nhân gây nổi mề đay. Nếu gan gặp vấn đề các yếu tố độc hại trong cơ thể khó có thể chuyển hóa được dẫn đến không lọc và đào thải được ra bên ngoài. Khi các độc tố này tích lũy lâu trong cơ thể gây ra mẩn ngứa, mụn nhọt, nổi mề đay….

6 Biện pháp điều trị nổi mề đay

Phương pháp phổ biến điều trị nổi mề đay khắp người thường theo Tây y, Đông y và mẹo chữa dân gian tại nhà. Mỗi cách điều trị lại có những ưu – nhược điểm riêng. Do vậy, người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi quyết định áp dụng phương pháp nào.

6.1 Trị nổi mề đay bằng mẹo dân gian

Kinh nghiệm dân gian trị mề đay đều sử dụng các nguyên liệu tự nhiên, dễ kiếm, vô cùng an toàn cho da. Bạn có thể tham khảo một số cách trị nổi mề đay tại nhà dưới đây:

  • Dùng nước muối pha loãng: Bệnh nhân dùng muối sạch pha loãng với nước rồi dùng để rửa vùng da bị tổn thương do mề đay. Tiếp theo dùng nước sạch rửa lại, mỗi ngày thực hiện 1 lần tình trạng mẩn ngứa do mề đay – dị ứng sẽ được cải thiện đáng kể.
  • Sử dụng lá tía tô, kinh giới: Dùng 1 nắm lá tía tô, kinh gới giã nhuyễn, lọc lấy nước cốt để uống. Cách này có thể hiệu quả nếu chớm bị mề đay do lạnh.
  • Dùng lá khế chua: Dùng 1 nắm lá khế chua sao nóng rồi bọc vào khăn mặt hoặc miếng vải sạch. Sau đó dùng chườm lên khu vực bị nổi mề đay. Cũng có thể đun lá khế tắm tuần 2-3 lần.
  • Chườm khăn lạnh:  là giải pháp tạm thời giúp giảm nhanh tình trạng tổn thương da, ngứa và nóng rát. Đồng thời khi chườm khăn lạnh còn giúp giảm hình thành nên những tổn thương mới. Tuy nhiên nếu các trường hợp bị mề đay do sử dụng đồ uống lạnh, tắm nước quá lạnh thì không nên áp dụng phương pháp này vì sẽ khiến các tổn thương càng bị lan rộng hơn.
  • Có thể bôi xoa các loại tinh dầu tràm gió, oải hương lên các vết nổi ngứa cũng giúp giảm ngứa ngáy khó chịu tạm thời.

Người bệnh cũng cần lưu ý rằng, những mẹo dân gian này dễ làm, an toàn nhưng hiệu quả chậm, tùy thuộc vào cơ địa của mỗi người và nên tham khảo các thầy thuốc đông y có kinh nghiệm.

6.2 Theo Tây Y trị mề đay mẩn ngứa

Các loại thuốc Tây có tác dụng chủ yếu là ngăn chặn triệu chứng nổi mề đay, giúp người bệnh “thoát khỏi” cảm giác ngứa ngáy khó chịu. Hiện nay có 3 nhóm thuốc điều trị nổi mề đay chính là thuốc uống, thuốc bôi ngoài da và thuốc tiêm. Cơ chế chung của chúng là ức chế hoạt động của hệ miễn dịch phản ứng quá mức, từ đó làm thuyên giảm biểu hiện của bệnh.

Tuy đem lại hiệu quả nhanh chóng nhưng có thể gây ra tác dụng phụ, gây nhờn thuốc nếu lạm dụng. Nguy hiểm hơn là làm tổn thương gan, thận và nhiều cơ quan khác. Do vậy, người dùng cần hết sức thận trọng, tham khảo ý kiến chuyên gia trước khi dùng.

6.3 Điều trị nổi mề đay theo Đông Y

Theo đông y nguyên nhân gây bệnh mề đay chủ yếu do tạng phủ suy yếu, chức năng gan thận suy giảm không đào thải được độc tố ra ngoài cơ thể, vinh vệ khí bất hòa, ngoại tà xâm nhập, trong không sơ tiết, khí huyết lưu thông kém, uất nhiệt tích ở bì phu mà thành bệnh. Phòng khám Viên Minh Đường điều trị nổi mề đay bằng những thảo dược tự nhiên, lành tính, an toàn và không có tác dụng phụ, dạng trà thuốc dễ uống, tiện lợi. Giúp kinh mạch lưu thông, đào thảo độc tố trong cơ thể và thúc đẩy lưu thông tới vùng da bị tổn thương, tạo sức sống cho da.

  • Mề đay cấp và mãn tính, mề đay lâu năm chữa nhiều nơi không khỏi.
  • Dị ứng thời tiết, dị ứng da, dị ứng cơ địa quá mẫn, phong ngứa.
  • Mề đay, ngứa da, vàng da do chức năng gan, gan nóng, men gan cao.
  • Mề đay mẩn ngứa sau sinh, người lớn và cả trẻ nhỏ

7. Biện pháp chăm sóc, phòng ngừa dị ứng nổi mề đay toàn thân

Kiêng gãi khi bị mề đay: Mẩn ngứa là dấu hiệu không thể tránh khỏi khi bị dị ứng mề đay toàn thân. Tuy nhiên, càng ngãi thì cơn ngứa càng nghiêm trọng và lan rộng. Vùng da bị trầy xước, rất dễ gây tổn thương và khiến tình trạng trở nên nặng nề hơn.

Ngưng sử dụng hóa mỹ phẩm khi bị mề đay: Làn da sẽ trở nên nhạy cảm hơn rất nhiều khi bị mề đay. Do đó, nếu bạn bị mề đay thì nên dừng sử dụng hóa mỹ phẩm để tránh cơn ngứa hoạt động mạnh hơn.

Kiêng đồ ăn cay nóng, thực phẩm giàu đạm: Thông thường, những người bị nổi mề đay có hệ miễn dịch rất kém nên các nhóm thức ăn giàu đạm như hải sản, thịt gà hay đồ ăn cay nóng rất dễ gây kích ứng đến cơ thể. Sử dụng các nhóm thực phẩm này trong quá trình bị mề đay sẽ khiến cơn ngứa ngày càng nặng hơn, không thuyên giảm.

Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích: Các chất kích thích có trong bia rượu, thuốc lá, nicotin sẽ làm hệ miễn dịch bị suy giảm gây ảnh hưởng đến làn da

Tuyệt đối không lạm dụng thuốc bôi: Để giảm thiểu cơn ngứa, các triệu chứng do mề đay gây ra thì sử dụng thuốc là điều không thể tránh khỏi. Dù vậy, người bệnh không nên lạm dụng để tránh bị ngứa nổi mề đay khắp người tồi tệ hơn. Khi sử dụng thuốc nên theo hướng dẫn, sự chỉ định của các bác sĩ, chuyên gia y tế.

Chế độ ăn uống hợp lý, khoa học: Trong quá trình điều trị, phòng ngừa bệnh mề đay toàn thân, bạn nên bổ sung nước đầy đủ cho cơ thể để quá trình thải độc được diễn ra dễ dàng và hiệu quả nhất. Đồng thời trong chế độ ăn phải bổ sung nhiều vitamin, rau củ, chất xơ để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Tránh các thực phẩm giàu protein như hải sản, chocolate, trứng, sữa; đồ ngọt như kẹo, bánh, đường, chè vì có thể làm tình trạng viêm nghiêm trọng hơn;

Giữ gìn nhà cửa sạch sẽ: Thường xuyên vệ sinh nhà cửa để loại bỏ đi những bụi nhà, phấn hoa, lông động vật có tồn tại trong nhà. Các thành phần dễ gây kích ứng này có khả năng gây bệnh nổi mề đay rất cao.

Cấp ẩm cho da: Cấp ẩm cho da thường xuyên để da không bị khô khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập. Làn da được cấp ẩm đầy đủ sẽ hạn chế được tình trạng mề đay toàn thân.

Thăm khám ngay khi có các dấu hiệu của bệnh: Khi phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào của nồi mày đay toàn thân cần phải đến các cơ sở ý tế để được thăm khám và lên phác đồ điều trị kịp thời và hiệu quả nhất.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy tham khảo thêm ý kiến của bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị phù hợp và hiệu quả nhất. Bài viết của chúng tôi chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.

Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh

Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid