Sốt ở trẻ em là một trong những triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất và cũng là mối quan tâm lớn của bố mẹ khiến họ tìm đến các bác sĩ nhi khoa. Nhiều phụ huynh cho sử dụng thuốc hạ sốt khi trẻ sốt nhẹ hay thậm chí là không sốt, bởi vì họ nghĩ rằng đứa trẻ cần phải duy trì nhiệt độ ở mức “bình thường”. Tuy nhiên, sốt không phải là một bệnh mà đó là một cơ chế sinh lý có lợi có tác dụng trong việc chống lại sự viêm nhiễm. Không có bằng chứng nào cho thấy bản thân cơn sốt trở nên nặng hơn sau khi bị bệnh hay gây ra các biến chứng thần kinh lâu dài. Vì vậy mục tiêu chính của điều trị sốt ở trẻ là nên cải thiện sự thoải mái hơn là tập trung vào việc làm nhiệt độ cơ thể về mức bình thường. Khi tư vấn cho cha mẹ hoặc những người chăm sóc cho trẻ sốt cần đề cao việc quan sát tình trạng acetaminophen và ibuprofen trong hạ sốt ở trẻ. Có bằng chứng cho thấy việc kết hợp 2 loại này tăng hiệu quả hơn việc chỉ dùng 1 loại đơn lẻ; tuy nhiên, cũng có những bằng chứng về việc điều trị kết hợp phức tạp và sử dụng không đúng có thể gây mất an toàn cao hơn. Các bác sĩ nhi khoa cũng có thể góp phần giữ an toàn cho bệnh nhân bằng việc tham gia vào cố vấn liều lượng và các công thức thuốc.
Mục lục nội dung
1. Tổng quan
Sốt là một trong những triệu chứng lâm sàng thường gặp nhất và cũng là mối quan tâm lớn của bố mẹ khiến họ tìm đến các bác sĩ nhi khoa, theo ước tính sốt chiếm 1/3 các triệu chứng của bệnh ở trẻ em. Sốt ở trẻ em thường là nguyên nhân chính dẫn đến thăm khám bác sĩ đột xuất, các cuộc gọi cho bác sĩ gia đình để được tư vấn về cách kiểm soát cơn sốt và sử dụng rộng rãi thuốc hạ sốt không kê đơn.
Bố mẹ thường quan tâm đến việc phải duy trì nhiệt độ của trẻ ở mức “bình thường”. Nhiều phụ huynh cho trẻ dùng thuốc hạ sốt cả khi trẻ sốt nhẹ hoặc ngay cả khi không sốt. Khoảng một nửa số bố mẹ coi nhiệt độ dưới 38 (100.4) là bị sốt và 25% người chăm sóc sẽ cho trẻ dùng thuốc hạ sốt khi nhiệt độ dưới 37.8 (100). Hơn nữa, 85% bố mẹ (n = 340) được báo cáo là sẽ đánh thức đứa trẻ dậy để cho dùng thuốc hạ sốt. Thật không may, có đến một nửa số bố mẹ dùng sai liều lượng của thuốc; khoảng 15% bố mẹ cho trẻ dùng acetaminophen hoặc ibuprofen với liều tối đa. Người chăm sóc nên hiểu rằng liều dùng phải dựa vào cân nặng hoặc chiều cao của trẻ hơn là tuổi có khả năng đưa ra liều lượng chính xác hơn.
Bác sĩ và y tá là những nguồn thông tin chính về kiểm soát cơn sốt ở trẻ nhỏ cho bố mẹ và người chăm sóc, mặc dù có một số sự khác biệt trong quan điểm về điều trị của họ. Các chỉ định của bác sĩ nhi khoa bắt đầu điều trị bằng thuốc hạ sốt là nhiệt độ cao hơn 38.3 (101) và làm tăng sự thoải mái của trẻ. Mặc dù chỉ 13% bác sĩ nhi khoa trích dẫn cụ thể rằng khó chịu là dấu hiệu chính cho việc sử dụng thuốc hạ sốt, điều này thường được đề cập trong các khuyến nghị của họ. Hầu hết các bác sĩ nhi khoa (80%) tin rằng một đứa trẻ đang ngủ say không nên bị đánh thức chỉ để dùng thuốc hạ sốt. Sử dụng thuốc hạ sốt vẫn là một phương pháp phổ biến được các bậc phụ huynh và được các bác sĩ nhi khoa khuyến nghị. Do đó, các bác sĩ cần hướng dẫn bố mẹ, người chăm sóc hiểu rõ khi nào cần sử dụng thuốc hạ sốt và liều lượng phù hợp với trẻ.
2. Sinh lý của sốt
Cần nhấn mạnh rằng sốt không phải là một bệnh mà là một cơ chế sinh lý với tác dụng có lợi cho cơ thể trong việc chống lại sự viêm nhiễm. Sốt làm chậm sự phát triển và sinh sản của vi khuẩn và virus do có khả năng giúp cơ thể tăng cường sản xuất bạch cầu trung tính và tế bào lympho T hỗ trợ đặc biệt trong giai đoạn nhiễm trùng cấp tính. Mức độ sốt không phải lúc nào cũng tương ứng với độ nặng của bệnh. Hầu hết các cơn sốt diễn ra trong thời gian ngắn, lành tính và tạo lớp kháng thể giúp bảo vệ cơ thể chống viêm nhiễm, một số nghiên cứu còn chỉ ra rằng sốt giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn và hệ thống miễn dịch cũng được củng cố để phòng các bệnh khác, mặc dù cũng có một vài trường hợp gây biến chứng nguy hiểm. Các bằng chứng không kết luận được việc điều trị bằng thuốc hạ sốt đặc biệt là chỉ dùng ibuprofen hoặc kết hợp với acetaminophen làm tăng nguy cơ biến chứng ở một số loại nhiễm trùng. Những lợi ích tiềm ẩn của việc hạ sốt là làm giảm bớt sự khó chịu của bệnh nhân, giảm tình trạng vô cảm, giảm sự mất nước. Việc hạ sốt cũng có thể gây một số rủi ro cho người bệnh như làm mờ triệu chứng khiến việc chẩn đoán gặp khó khăn khiến điều trị cũng bị chậm trễ, ngoài ra tác dụng phụ của thuốc cũng có thể ảnh hưởng xấu đến trẻ.
Không có bằng chứng cho thấy trẻ em có sốt, đối mặt với sự tăng thân nhiệt có nguy cơ gia tăng các biến chứng như tổn thương não. Sốt là một phản ứng bình thường dẫn đến tăng “điểm chuẩn” của vùng dưới đồi để đáp ứng với các pyrogen nội sinh và ngoại sinh. Trái lại, chứng tăng thân nhiệt là một phản ứng sinh lý bệnh hiếm gặp với sự rối loạn cân bằng nội môi (không thay đổi điểm chuẩn vùng dưới đồi) dẫn đến sinh nhiệt vượt quá khả năng tản nhiệt. Đặc điểm của chứng tăng thân nhiệt là da khô, nóng và rối loạn chức năng thần kinh trung ương dẫn đến co giật, mê sảng hoặc hôn mê. Tăng thân nhiệt cần được xử trí kịp thời, vì ở nhiệt độ trên 41 – 42, các rối loạn chức năng sinh lý bắt đầu xảy ra. Các nghiên cứu từ các nhân viên y tế được tiết lộ rằng hầu hết họ tin rằng cơ thể sẽ gặp các vấn đề xấu khi nhiệt độ tăng trên 40 (104), mặc dù niềm tin này không được chứng minh. Một đứa trẻ ở nhiệt độ 40 trong chứng tăng thân nhiệt khá khác do với đứa trẻ 40 trong sốt thông thường (có thể cắt nhiệt). Do đó, việc suy luận các triệu chứng tương tự nhưng ở những bệnh khác nhau là vấn đề khó.
3. Mục tiêu điều trị
Để thảo luận về việc dùng thuốc hạ sốt ở trẻ em phải bắt đầu bằng việc xem xét mức độ hiệu quả khi việc điều trị kết thúc. Khi tư vấn cho gia đình, các bác sĩ chuyên khoa nên nhấn mạnh về cải thiện sự thoải mái và các dấu hiệu bệnh ở trẻ chứ không nên quá chú trọng đến những vấn đề của bà mẹ. Mục tiêu chính của việc điều trị khi trẻ bị sốt là làm tăng sự thoải mái ở trẻ. Hầu hết các bác sĩ nhi khoa quan sát được, cùng một số dữ liệu nghiên cứu cho thấy sốt làm trẻ em thay đổi về hoạt động sinh hoạt, giấc ngủ và hành vi. Thật không may, có một số ít nghiên cứu lâm sàng đề cập đến mức độ cải thiện của thuốc hạ sốt liên quan đến sự khó chịu của cơ thể. Vì vậy không thể khẳng định rằng liệu sự thoải mái có được cải thiện khi nhiệt độ về bình thường hay không do khi chườm ấm có thể giảm nhiệt độ nhưng lại không làm tăng sự thoải mái. Việc sử dụng rượu để làm mát cơ thể không phải là phương pháp thích hợp vì đã có những tác dụng không mong muốn liên quan đến sự hấp thu rượu ở toàn thân. Hơn nữa thuốc hạ sốt có hiệu quả lâm sàng về việc giảm đau, có thể nâng cao hiệu quả tổng thể. Bất kể cơ chế chính xác là gì, nhiều bác sĩ vẫn tiếp tục khuyến khích sử dụng thuốc hạ sốt vì họ tin rằng hầu hết kết quả tốt của chúng là cải thiện được sự thoải mái của trẻ, những dẫn chứng kèm theo như tăng khả năng ăn uống, ít cáu kỉnh hơn và tăng khả năng hoạt động. Vì đó là những lợi ích quan trọng nhất của việc sử dụng thuốc hạ sốt, điều quan trọng nhất là tư vấn bố mẹ theo dõi hoạt động, quan sát các bất thường (nếu có), đặc biệt là cần chú trọng đến lượng nước uống của trẻ.
Có nhiều tài liệu cho thấy phụ huynh, y tá và bác sĩ có những lo ngại đáng kể về tác dụng không mong muốn của sốt được mô tả trong “chứng sợ sốt”, họ cho rằng sốt cao không được điều trị có liên quan đến các triệu chứng như co giật, tổn thương não và tử vong. Có ý kiến cho rằng mối lo sợ quá mức về những nguy cơ sốt, mà ảnh hưởng đến sự hình thành hàng rào tự bảo vệ của cơ thể, các bác sĩ đang thúc đẩy mong muốn quá mức ở phụ huynh về việc cần điều trị sốt một cách tích cực ở trẻ.
Không có bằng chứng cho thấy hạ sốt sẽ làm giảm tỉ lệ mắc bệnh hoặc tử vong do sốt. Các trường hợp ngoại lệ có thể xảy ra do trẻ mắc các bệnh mạn tính chưa được phát hiện dẫn đến vệc trao đổi chất không bình thường, hoặc trẻ bị bệnh nặng dẫn đến cơ thể không chịu được nhu cầu trao đổi chất tăng lên do sốt; cũng không có bằng chứng hạ sốt làm giảm sự tái phát của các cơn co giật.
Mặc dù không có đủ bằng chứng, nhưng nhiều bác sĩ nhi khoa vẫn khuyến cáo thực hành một cách thường quy tiền xử lí với acetaminophen hoặc ibuprofen trước khi bệnh nhân được tiêm phòng để giảm bớt sự khó chịu tại vị trí tiêm và giảm phản ứng sốt. Kết quả của 1 nghiên cứu gần đây cho thấy giảm đáp ứng miễn dịch với vaccine ở những bệnh nhân được điều trị bằng thuốc hạ sốt.
Dù các tài liệu hiện còn hạn chế về các nguy cơ thực tế của sốt và lợi ích của phương pháp hạ sốt, nhưng tác dụng của nó giúp cải thiện sự thoải mái ở bệnh nhân phù hợp với mục tiêu điều trị.
3.1 Acetaminophen
Sau khi có đầy đủ các bằng chứng về mối liên quan giữa salicylate với hội chứng Reye, acetaminophen cơ bản đã thay thế aspirin trong điều trị sốt. Liều uống acetaminophen từ 10 – 15 mg/kg, khoảng cách giữa các liều là 4 – 6 giờ được coi là an toàn và hiệu quả. Thông thường, tác dụng hạ sốt sẽ bắt đầu trong 30 – 60 phút ở khoảng 80% trẻ em (Bảng 1).
Mặc dù có các phác đồ thay đổi liều lượng khác nhau đã được đề xuất, không có bằng chứng nào chỉ ra rằng dùng liều tấn công đường uống (30 mg/kg/liều) hoặc đường trực tràng (40mg/kg/liều) có hiệu quả hạ sốt tốt hơn. Liều đặt trực tràng cao hơn thường dùng trong phẫu thuật, không được khuyến cáo sử dụng trong chăm sóc thông thường. Việc sử dụng liều cao hơn trong thực hành lâm sàng có thể gây các rủi ro tiềm ẩn, việc nhầm lẫn về liều sử dụng quá liều có thể gây tổn hại đến gan, vì thế liều lượng như vậy không được khuyến khích.
Mặc dù độc tính trên gan của acetaminophen ở liều khuyến cáo hiếm khi được báo cáo, nhưng độc tính thường thấy nhất trong trường hợp quá liều cấp tính. Ngoài ra, còn có mối liên quan đáng kể về khả năng bị viêm gan ở các bệnh nhân có liên quan đến việc dùng acetaminophen quá liều mạn tính. Các trường hợp được báo cáo thường gặp nhất là những trẻ được chỉ định dùng liều tấn công (khoảng 15 mg/kg/ liều) hoặc dùng ở liều điều trị nhưng khoảng cách mỗi liều lại ít hơn 4 giờ, dẫn đến liều hơn 90 mg/kg/ngày trong vài ngày. Cho trẻ em dùng acetaminophen được bào chế cho người lớn cũng có thể dẫn đến việc dùng quá liều. Trong một loạt các trường hợp được báo cáo, có đến một nửa số trẻ em bị nhiễm độc gan là do sử dụng acetaminophen chế phẩm dành cho người lớn. Một mối quan tâm khác về sự an toàn của thuốc là các triệu chứng về hen suyễn, mặc dù nhận thấy việc sử dụng acetaminophen có liên quan đến hen suyễn, nhưng vẫn chưa được chứng minh.
3.2 Ibuprofen
Việc sử dụng Ibuprofen để kiểm soát cơn sốt ngày càng tăng do nó cho thấy có khả năng hạ sốt kéo dài hơn trên lâm sàng (Bảng 1). Các nghiên cứu so sánh hiệu quả của ibuprofen và acetaminophen đã có nhiều kết quả khác nhau; điểm chung là cả 2 loại thuốc đều có hiệu quả hơn giả dược trong việc hạ sốt; và ibuprofen (10mg/kg/liều) ít nhất cũng có hiệu quả hạ nhiệt độ cơ thể hơn acetaminophen (15 mg/kg/liều) khi được dùng một lần duy nhất hoặc khi dùng theo khuyến cáo điều trị. Các số liệu cũng cho thấy mức độ sốt và tuổi của trẻ (chứ không phải loại thuốc được sử dụng) có thể là những yếu tố chính quyết định hiệu quả điều trị của việc hạ sốt. Các nghiên cứu so sánh tác dụng của ibuprofen và acetaminophen về tăng khả năng linh hoạt và sự thoải mái ở trẻ còn chưa rõ.
Chưa có bằng chứng để chỉ ra có sự khác biệt đáng kể về sự an toàn của liều tiêu chuẩn của ibuprofen và acetaminophen nói chung ở trẻ từ 6 tháng tuổi đến 12 tuổi. Tương tự các loại thuốc chống viêm không steroid khác (NSAID), ibuprofen có thể gây viêm dạ dày mặc dù không có nhiều số liệu cho thấy đó là hiện tượng phổ biến khi sử dụng cấp tính khi sốt. Tuy nhiên, đã có các báo cáo về các trường hợp chảy máu, viêm loét dạ dày – tá tràng, thực quản liên quan đến nhiều thuốc NSAID, kể cả ibuprofen, ngay cả khi chỉ dùng với liều hạ sốt giảm đau thông thường. Ibuprofen không làm trầm trọng thêm các triệu chứng hen suyễn.
Mối quan tâm đã được tăng lên khi có các nghiên cứu về độc tính của ibuprofen lên thận. Trong nhiều trường hợp, trẻ em có sốt phát triển suy thận khi được điều trị bằng ibuprofen hoặc các NSAID khác. Vì vậy, cần thận trọng khi sử dụng ibuprofen ở trẻ bị mất nước hoặc mắc các bệnh nội khoa phức tạp. Ở trẻ em bị mất nước, tổng hợp prostaglandin trở thành một cơ chế quan trọng để duy trì lưu lượng máu đến thận thích hợp. Việc sử dụng ibuprofen hoặc bất kỳ NSAID nào làm cản trở tác dụng trên thận của prostaglandin, làm giảm lưu lượng máu đến thận và có khả năng lắng đọng hoặc làm trầm trọng thêm tình trạng rối loạn chức năng thận. Tuy nhiên, không thể xác định tỷ lệ thực tế của suy thận liên quan đến ibuprofen sau khi sử dụng thời gian ngắn, vì nó chưa được điều tra hoặc báo cáo một cách có hệ thống. Trẻ em có nguy cơ cao bị ngộ độc thận liên quan đến ibuprofen là trẻ bị mất nước, mắc các bệnh tim mạch, bệnh thận từ trước hoặc đang sử dụng đồng thời các thuốc gây tác dụng phụ lên thận khác. Một nhóm khác có nguy cơ mắc bệnh là trẻ sơ sinh dưới 6 tháng vì khả năng có sự khác biệt về dược động học của ibuprofen và sự khác biệt về sự phát triển trong chức năng của thận. Các số liệu không đủ để đưa ra khuyến nghị cụ thể về việc sử dụng ibuprofen để hạ sốt hoặc giảm đau ở trẻ em dưới 6 tháng (có một số thông tin về liều lượng cho việc đóng ống động mạch ở trẻ sơ sinh), mặc dù tờ hướng dẫn sử dụng ghi là “hỏi bác sĩ” để được hướng dẫn về việc sử dụng nó. Một nguy cơ tiềm ẩn khác liên quan đến việc sử dụng ibuprofen là mối liên quan có thể có giữa thuốc và nhiễm khuẩn liên cầu nhóm A hoặc sự xâm nhiễm của bệnh thủy đậu. Tuy nhiên, thời điểm báo cáo chưa đủ số liệu để kết luận mối quan hệ giữa ibuprofen và liên cầu khuẩn nhóm A xâm nhiễm.
Bảng 1: Thông tin thuốc hạ sốt
Biến số | Acetaminophen | Ibuprofen |
Giảm nhiệt độ,
Thời gian bắt đầu, giờ Thời gian đạt hiệu quả cao nhất, giờ Thời gian có hiệu lực, giờ Liều, mg/kg Liều tối đa hàng ngày, mg/kg Liều tối đa hàng ngày cho người lớn, g/ngày Giới hạn tuổi nhỏ nhất, |
1 – 2
<1 3 – 4 4 – 6 10 – 15 mỗi 4 giờ 90 mg/ 4 3 |
1 – 2
<1 3 – 4 6 – 8 10 mỗi 6 giờ 40 mg/kg 2.4 6 |
Số liệu đại diện cho mức trung bình từ các nguồn được tham chiếu
– Nhãn là 75 mg/kg; 90 mg/kg mỗi ngày được giới hạn ít hơn 3 ngày liên tục
– Trừ khi được khuyến nghị đặc biệt bởi nhà sản xuất, và chỉ sau khi trẻ sơ sinh được kiểm tra bởi chuyên gia chăm sóc sức khỏe.
3.3 Xen kẽ hoặc kết hợp trị liệu
Phương pháp thường được áp dụng để kiểm soát cơn sốt là sử dụng xen kẽ hoặc kết hợp acetaminophen và ibuprofen. Trong một cuộc khảo sát với 256 phụ huynh, 67% cho biết họ dùng acetaminophen và ibuprofen xen kẽ để kiểm soát cơn sốt, 81% trong số đó nói rằng họ đã nghe theo lời khuyên của các chuyên gia y tế. Mặc dù 4 giờ là khoảng thời gian thường xuyên nhất, các bố mẹ cho biết trị liệu xen kẽ cứ sau 2, 3, 4 và 6 giờ, điều này cho thấy rằng không có sự thống nhất về hướng dẫn dùng thuốc.
Tại thời điểm này đã có 5 nghiên cứu về so sánh tác dụng riêng rẽ hoặc kết hợp của ibuprofen và acetaminophen. Ban đầu, những thay đổi về nhiệt độ là tương tự nhau với các đối tượng trong nhóm nghiên cứu này, bất kể phương pháp trị liệu nào. Tuy nhiên, sau 4 giờ sau khi bắt đầu dùng thuốc, tác dụng hạ nhiệt độ tiếp tục được kéo dài ở nhóm điều trị kết hợp. Ví dụ, 6 và 8 giờ sau khi bắt đầu nghiên cứu, tỷ lệ trẻ ở nhóm kết hợp nhiều hơn (tương ứng 83% và 81%) so với những trẻ trong nhóm chỉ dùng ibuprofen (tương ứng 58% và 35%). Chỉ có 1 nghiên cứu đánh giá các vấn đề liên quan đến sự căng thẳng và thoải mái thấy điểm số căng thẳng thấp hơn và thời gian cần chăm sóc ít hơn trong nhóm điều trị kết hợp. Một nghiên cứu khác cho thấy có xu hướng bình thường hóa các triệu chứng vào 24 – 48 giờ sau khi bắt đầu điều trị, nhưng những xu hướng này biến mất vào ngày thứ 5.
Mặc dù các nghiên cứu nói trên cung cấp một số bằng chứng cho thấy việc kết hợp có hiệu quả hơn trong việc hạ nhiệt độ, nhưng vẫn còn những câu hỏi liên quan đến tính an toàn của phương pháp này cũng như hiệu quả trong việc cải thiện sự khó chịu, đây là mục tiêu điều trị chính. Khả năng bố mẹ không nhận được hoặc không hiểu hướng dẫn sử dụng, kết hợp với một loạt các loại thuốc có chứa các thành phần này, làm tăng khả năng dùng thuốc không chính xác hoặc dùng thuốc quá liều. Cuối cùng, những thói quen này càng làm tăng nỗi sợ sốt đã tồn tại.
Mặc dù có một số bằng chứng cho thấy phương pháp kết hợp trị liệu có thể hạ nhiệt độ cơ thể trong thời gian dài hơn, nhưng không có bằng chứng nào cho thấy phương pháp này cải thiện tổng thể được các kết quả lâm sàng khác. Ngoài ra những nghiên cứu này chưa đủ số lượng đối tượng để đánh giá đầy đủ tính an toàn của phương pháp này. Do đó, không có đủ bằng chứng để ủng hộ hoặc bác bỏ việc sử dụng điều trị kết hợp thường quy với acetaminophen và ibuprofen. Các chuyên gia chọn làm theo phương pháp này nên tư vấn kỹ cho phụ huynh về công thức, liều lượng và khoảng thời gian thích hợp và nhấn mạnh sự thoải mái của trẻ thay vì hạ sốt.
4. Hướng dẫn cho người chăm sóc
Điều quan trọng nhất đối với bác sĩ nhi khoa là phải mô tả rõ cách sử dụng đúng (ví dụ: công thức, liều lượng, và khoảng cách dùng thuốc) của acetaminophen và ibuprofen cho người chăm sóc (Bảng 1). Cải thiện sự an toàn cho trẻ em bằng cách ghi nhãn rõ ràng và đưa ra các phương pháp dùng thuốc đơn giản, nồng độ thuốc được tiêu chuẩn hóa. Các sản phẩm trị ho, cảm có chứa acetaminophen và ibuprofen không nên cho trẻ dùng vì bố mẹ có thể vô ý cho con uống đồng thời cả liều hạ sốt và ho, cảm lạnh có chứa cùng thành phần. Ngoài ra, còn thiếu hiệu quả được kiểm chứng của nhóm sản phẩm kết hợp này. Đối với những trẻ cần dùng chế phẩm dạng lỏng, bác sĩ nên khuyến khích gia đình chỉ sử dụng 1 loại. Acetaminophen là thành phần đơn phổ biến nhất khiến trẻ em phải khám tại khoa cấp cứu do dùng thuốc quá liều, và hơn 80% các lần khám này là do việc uống thuốc không được giám sát; do đó, việc xử lý và bảo quản thuốc hạ sốt đúng cách cần được khuyến khích.
5. Kết Luận
Tư vấn phù hợp về cách quản lý cơn sốt bắt đầu bằng cách giúp bố mẹ hiểu rằng sốt về bản chất không gây nguy hiểm cho một đứa trẻ khỏe mạnh mà còn có lợi. Mục tiêu thực sự của hạ sốt không chỉ là bình thường hóa nhiệt độ cơ thể mà là cải thiện sự thoải mái tổng thể. Acetaminophen và ibuprofen, khi được sử dụng với liều lượng thích hợp, được coi là an toàn và hiệu quả trong hầu hết các tình huống lâm sàng. Tuy nhiên, như với tất cả các loại thuốc, chúng nên được sử dụng một cách thận trọng để giảm tác dụng phụ và độc tính của nó. Điều trị kết hợp acetaminophen và ibuprofen có thể khiến trẻ sơ sinh và trẻ em có sai số lớn khi dùng thuốc và các kết quả bất lợi, và những nguy cơ tiềm ẩn này phải được xem xét cẩn thận. Khi tư vấn cho một gia đình về quản lý cơn sốt ở trẻ em, bác sĩ nhi khoa cần làm giảm thiểu chứng sợ sốt và nhấn mạnh rằng việc sử dụng thuốc hạ sốt không ngăn chặn được cơn co giật do sốt; các bác sĩ cần tập trung vào việc theo dõi các dấu hiệu/ triệu chứng của bệnh nghiêm trọng, cải thiện sự thoải mái của trẻ bằng cách duy trì nước và điện giải, giáo dục bố mẹ về cách sử dụng, liều lượng thích hợp và bảo quản an toàn thuốc hạ sốt. Để tăng cường sự an toàn cho trẻ, bác sĩ nên ủng hộ một số công thức hạn chế acetaminophen và ibuprofen, đồng thời ghi nhãn rõ ràng về hướng dẫn sử dụng thuốc và dụng cụ định lượng đi kèm cho các sản phẩm hạ sốt.
Nguồn: Section on Clinical Pharmacology and Therapeutics; Committee on Drugs, Sullivan JE, Farrar HC. Fever and antipyretic use in children. Pediatrics. 2011 Mar;127(3):580-7. doi: 10.1542/peds.2010-3852. Epub 2011 Feb 28. PMID: 21357332.
Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh
Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid
Bài viết mới cập nhật:
Trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh ?
Nên Tắm Nắng Lúc Mấy Giờ Là Tốt Nhất – Cách Tắm Nắng Đúng Cách Có Lợi Cho Sức Khỏe
Hướng Dẫn Cách Làm Hoa Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Đơn Giản Tại Nhà
7 Bí quyết tăng sức đề kháng cho bé một cách tự nhiên
10 phương pháp ngăn ngừa và phòng chống covid
Bài viết cùng chủ đề: