Tại Sao Bị Bệnh Viêm Xoang Sàng Sau, Viêm Xoang Bướm Lại Khó Chữa?

Do cấu tạo xoang mũi khá sâu, ngoằn ngoèo và phức tạp cho nên một khi bị viêm Xoang nhất là bị viêm xoang bướm, viêm xoang sàng sau để chữa dứt điểm là việc không hề dễ dàng.

1 Cấu Tạo Xoang Mũi

Cấu tạo xoang mũi của cơ thể tương tự như “Hang” và “Động” vậy, hai lỗ mũi như cửa hang, vào một đoạn là khoang mũi như là Hang rồi có lỗ Thông Mũi – xoang sang (Động) “Xoang” là các các hốc tự nhiên nằm trong xương sọ, tên của xoang được đặt theo tên của xương sọ chứa nó, như xoang trán nằm trong xương trán, xoang hàm nằm trong xương hàm trên

Dựa vào vị trí, các xoang mặt được chia thành 2 nhóm đó là:

  • Xoang trước: bao gồm xoang hàm, xoang sàng trước và xoang trán vây quanh hốc mắt.
  • Xoang sau: bao gồm xoang sàng sau và xoang bướm nằm ở sâu dưới nền sọ.

Trong các khoang xoang đều được lót bởi niêm mạc hô hấp, các chất xuất tiết của xoang đều đổ vào hốc mũi qua các lỗ nhỏ gọi là lỗ thông mũi – xoang. Các xoang lại đều có lỗ thông với nhau nên khi một xoang bị viêm kéo dài sẽ khiến cho các xoang còn lại cũng bị viêm theo.

2. Dấu Hiệu bị Viêm Xoang Sàng Sau, Viêm Xoang Bướm

Người bệnh có thể khởi phát viêm xoang sàng sau, viêm xoang bướm bắt đầu bằng việc bị cảm cúm từ 5 – 6 ngày, có thể sốt 38 – 40 độ C, kèm theo chảy dịch nhầy xuống họng kèm theo:

  • Đau đầu: Đau nhức âm ỉ ở hai bên thái dương, giữa hai khóe mắt, ở đỉnh đầu, gần trán và trên sống mũi, sau gáy…
  • Giảm thị lực, mờ mắt: Người bệnh có khi bị mờ mắt đột ngột, nặng có thể làm mất thị lực.
  • Ù tai, choáng váng: người bệnh có cảm giác nặng trong tai.
  • Đờm trong cổ họng: Gây ngứa họng, khiến người bệnh khó chịu, ho, nặng có thể bị khó thở hoặc thở khò khè khi ngủ. Hoặc cảm giác vướng đờm ở cửa mũi sau, ra nhiều đờm, nhất là vào khoảng 3 – 4 giờ sáng, dẫn tới ho đêm.
  • Hôi miệng: Dịch viêm xoang chảy xuống họng và gây ra hôi miệng, khiến người bệnh mất tự tin, căng thẳng, ảnh hưởng đến sinh hoạt và giao tiếp trong cuộc sống. Hôi miệng trầm trọng hơn khi người bệnh ít uống nước hoặc vệ sinh răng miệng kém.
  • Khứu giác giảm: ảnh hướng đến dây thần kinh cảm nhận mùi, thậm chí bệnh nhân có thể mất hẳn khả năng cảm nhận.
  • Có thể kèm theo viêm họng: Viêm tai giữa, viêm thanh quản mạn tính, dây thanh quản dày đỏ gây khàn tiếng. Do tai mũi mũi xoang thông nhau nên từ Xoang mũi rất dễ biến chứng lên tai giữa, xuống họng, thanh quản…

Như vậy những người hay bị Xoang sàng sau, xoang bướm thường biểu hiện bệnh khá nặng nề và phiền toái.

3. Nguyên nhân Viêm xoang sàng sau, Viêm xoang bướm thường khó chữa vì

  • Thuốc phải được dẫn vào bên trong xoang sàng sau, viêm xoang bướm với tác dụng đủ mạnh để có thể tiêu diệt virus, vi khuẩn, nấm… giúp làm giảm lượng dịch mủ gây ứ tắc trong xoang, đồng thời giúp tăng cường hệ miễn dịch và đề kháng của cơ thể, tránh bệnh tái phát.
  • Có một số loại thuốc có tác dụng chống nghẹt mũi tức thời, nhưng nếu sử dụng liều lượng cao và dùng trong thời gian dài sẽ bị phụ thuộc vào thuốc. Một số thuốc điều trị viêm xoang có thể gây tác dụng phụ, nếu lạm dụng sẽ ảnh hưởng đến gan, thận. Do đó, người bệnh cần sử dụng thuốc khi có chỉ định của bác sĩ, tránh dùng thuốc bừa bãi.
  • Sử dụng thuốc kháng sinh thường ít tác dụng với Viêm Xoang sàng sau, viêm xoang bướm và hay gây rối loạn tiêu hóa, giảm đề kháng.

Xem thêm: Tại sao viêm xoang gây nhức đầu và khó chữa khỏi hẳn?

4. Giải pháp cho người Viêm xoang sàng sau, Viêm xoang bướm

  • Làm loãng các chất dịch và thông thoáng mũi bằng phương pháp xông mũi với tinh dầu như xông lá xông, xông tinh Dầu Tràm XK…. Bên cạnh đó, tinh dầu cũng giúp làm dịu các cơn đau nhức, giúp cơ thể thư giãn. Hoặc sử dụng dung dịch xịt mũi xoang chứa tinh dầu tự nhiên như Viminose Extra và Vimixoang. Ưu điểm sử dụng lâu dài không có tác dụng phụ, không cay xót.
  • Làm sạch khoang mũi bằng cách rửa mũi với nước muối sinh lý ngâm ấm (1 – 2 lần/ngày), giúp kháng khuẩn, diệt và ngăn ngừa virus.
  • Làm giảm các triệu chứng của bệnh về hô hấp như viêm xoang, cảm cúm bằng cách sử dụng thực phẩm như tỏi, lá chanh, tía tô.. hoặc khi chớm bị biểu hiện của Cảm Cúm như Sốt, đau đầu, nghẹt mũi, đau người… sử dụng Tràm cúm 21 của phòng khám Viên Minh Đường có chứa Thương truật, Khương hoạt, Xuyên khung, Thảo quả, Ngân hoa… là các vị có chứa nhiều tinh dầu, khuếch tán được sâu vào xoang mũi, lại kháng virus, tan được đờm.
  • Nếu Viêm mũi xoang đã mạn tính thì cần ưu tiên nâng đề kháng, làm ấm thận ấm phổi ưu tiên sử dụng trà điều hòa 07 với các thành phần như Đỗ trọng, bán hạ, câu đằng, cam thảo, xích thược…sử dụng hàng ngày tăng cường sức khỏe.

Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh

Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid

Xem thêm: Thuốc Trị Viêm Xoang Bằng Đông Y Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả

One thought on “Tại Sao Bị Bệnh Viêm Xoang Sàng Sau, Viêm Xoang Bướm Lại Khó Chữa?

  1. Pingback: Thuốc Trị Viêm Xoang Bằng Đông Y Tại Nhà An Toàn Hiệu Quả - Y Dược Viên Minh

Comments are closed.