Bị táo bón lâu ngày gây hại cho đường tiêu hóa và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe, trẻ em bị táo bón thì quấy khóc, biếng ăn, chậm lớn, còi cọc, giảm đề kháng. Người bị táo bón lâu ngày làm phân tích tụ ở trực tràng, và ảnh hưởng đến cơ thể do các chất độc hại trong phân ngấm ngược trở lại.
Mục lục nội dung
1. Tổng quan về táo bón là gì?
Táo bón là một dạng rối loạn đường tiêu hóa do tình trạng đi tiêu không hết, đi tiêu không thường xuyên. Người mắc táo bón thường gặp khó khăn khi phải rặn nhiều hay đi phân khô khó đi kèm với cảm giác đau và cứng, nặng hơn nữa trẻ hay bị ị són mất kiểm soát, sa lồi trực tràng, trĩ…
Thông thường, hiện tượng táo bón chỉ diễn ra và kết thúc trong vài ngày. Tuy nhiên, những người thường xuyên bị táo bón có thể là dấu hiệu cảnh báo bệnh đại tràng, tình trạng mất cân bằng hệ lợi khuẩn đường ruột, làm hệ miễn dịch suy yếu.
2. Các nguyên nhân dẫn đến táo bón?
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến táo bón, cùng tham khảo những nguyên nhân bị táo bón sau:
- Chế độ ăn uống, sinh hoạt: Thường xuyên uống không đủ nước, ăn thiếu hoặc ít chất xơ, ăn nhiều đường tinh luyện, có thói quen uống nhiều cà phê, trà hoặc rượu. Người lười vận động và thường xuyên trì hoãn hay kéo dài việc đại tiện. Ở trẻ em, táo bón còn có thể do việc uống sữa bột, sữa chua tổng hợp (vì trong các loại sữa công thức có chứa thành phần ít chất xơ và quá nhiều đạm, đường).
- Lạm dụng thuốc: Sử dụng nhiều thuốc kháng sinh là thủ phạm lớn nhất, trẻ nhỏ sử dụng kháng sinh lúc đầu dễ gặp tiêu chảy, nhưng dùng kháng sinh kéo dài và nhiều lần sẽ làm tổn hại đến hệ lợi khuẩn và quá trình hấp thu ở niêm mạc ruột. Ngoài ra, còn sử dụng một số loại thuốc: chống trầm cảm, lợi tiểu, chống viêm, chống co giật…cũng gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới tình trạng hệ tiêu hóa và dẫn dến táo bón.
- Mắc bệnh lý toàn thân: Mắc bệnh các bệnh về trầm cảm, rối loạn lo âu, hay rối loạn thần kinh, rối loạn nội tiết …
- Phụ nữ đang mang thai: Trong thời kỳ mang thai dễ thay đổi nội tiết tố, cộng với áp lực từ tử cung chèn ép lên ruột. Quá trình mang thay người phụ nữ cũng dễ thay đổi chế độ ăn hay ăn quá nhiều dễ gây ra ảnh hưởng đến nhu động ruột và dễ gây nên hiện tượng táo bón.
- Mắc bệnh lý thực thể: Các bệnh như: Nứt hậu môn, tắc nghẽn ống tiêu hóa, trĩ, trực tràng…
3. Dấu hiệu nhận biết bị táo bón
Ở trẻ em: Không thể đi đại tiện 3 lần/tuần, trẻ thường bị chướng bụng và đi đại tiện khó khăn. Mỗi lần đi đại tiện trẻ phải rặn đỏ mặt, phân có hình dạng khô cứng và có thể kèm vết máu do việc rách nhẹ vùng hậu môn khi rặn quá mức.
Ở trẻ sơ sinh và trẻ dưới 1 tuổi: Không thể đi đại tiện 5 – 7 ngày, hay đi đại tiện phân cứng, có thể kèm máu và chất nhầy. Trẻ dễ quấy khóc, lười ăn/bú, ngủ không ngon giấc do đầy hơi chướng bụng, đau bụng. Khi trẻ bị táo bón lâu ngày dễ dẫn đến tình trạng ị són, ị đùn không kiểm soát hay bị chẩn đoán nhầm với tiêu chảy.
Ở người lớn: Đi đại tiện từ 2 – 3 ngày thậm chí lên đến 5 – 6 ngày, thường chướng bụng dưới, căng tức hậu môn. Rặn nhưng không đại tiện được và có cảm giác phân vẫn còn được giữ lại trong hậu môn. Có hình dạng phân cứng, phân có thể lẫn máu do khi rặn gây xuất huyết hậu môn. Thường xuyên chán ăn, mệt mỏi.
Những trường hợp bị táo bón bạn nên đi khám bác sĩ:
- Thay đổi đáng kể thói quen đại tiện, ví dụ táo bón xen kẽ với tiêu chảy.
- Đau dữ dội ở hậu môn khi đi tiêu.
- Chảy máu trực tràng, máu lẫn nhiều trong phân.
- Ị són, ị đùn, 5-7 ngày mới đi đại tiện.
- Nôn mửa kèm với đau bụng liên tục (điều này có thể gợi ý tắc ruột )
- Sốt, đau thắt lưng.
4. Những đối tượng có nguy cơ mắc táo bón
Phụ nữ mang thai hoặc sau sinh: Trong quá trình mang thai dễ thay đổi hormone nội tiết tố. Và sau sinh dễ có chế độ ăn uống và sinh hoạt quá nhiều dinh dưỡng nên dễ ảnh hưởng đến nhu động ruột kém làm tăng khả năng bị táo bón.
Người già, cao tuổi: Thường có chức năng đường ruột suy giảm và ít vận động.
Người có vấn đề hệ tiêu hóa: Những người bị các chứng rối loạn hệ tiêu hóa hoặc mắc các bệnh lý viêm đại tràng, trực tràng,…
Người thường xuyên sử dụng thuốc: Sử dụng nhiều kháng sinh gây làm tổn hại hệ lợi khuẩn ở đường ruột và dễ gây táo bón.
Người có chế độ dinh dưỡng thiếu khoa học: Bao gồm tất cả các đối tượng người lớn, trẻ nhỏ, người già,… ăn uống thiếu chất xơ, chế độ ăn nhiều đạm, chất béo.
5. Cách chăm sóc và điều trị táo bón
Chế độ ăn uống: Ăn đủ bữa, đủ chất, ăn đúng giờ, không làm việc khác khi đang ăn. Ăn các thực phẩm tốt cho hoạt động của bộ máy tiêu hóa gồm tất cả các loại rau và trái cây tươi. Đặc biệt trong đó:
- Trái cây: Bơ, chuối, đu đủ, táo, lê, mâm xôi, kiwi, nho, mơ,…
- Rau: mồng tơi, rau đay, súp lơ, lá khoai lang, cải bó xôi,…
- Các loại củ: Khoai lang, khoai từ, khoai vạc, củ sắn dây,…
- Ăn thực phẩm tươi sống: ngũ cốc nguyên hạt, bánh mì, gạo nâu, mì, đậu lăng.
- Chế biến đa dạng: nhiều món ăn dạng lỏng để dễ tiêu hóa, tăng ăn nước hầm thịt và xương.
- Hạn chế đồ ăn: Chiên rán, nhiều dầu thực vật và những thực phẩm tinh bột tinh như bột mỳ, bánh mỳ, bún phở…
- Ăn giảm sữa chua: Trái với hiểu biết của mọi người nghĩ táo bón cần ăn tăng sữa chua thì thực tế sữa chua công nghiệp và chủng vi khuẩn lên men sữa chua sinh ra nhiều acid lactic làm giảm nhu động ruột nên làm tình trạng táo bón tăng lên. Nên người táo bón nên ăn giảm sữa chua mà thay bằng thực phẩm lên men khác như giấm táo, giấm gạo, nước dưa muối chua, cho vào canh súp, nước hầm mỗi lần ăn.
- Uống đủ nước: Là một thói quen cực kì tốt và đem lại cho bạn vô vàn những lợi ích về sức khỏe, uống theo nhu cầu, và nên uống nước ấm.
Tránh một số loại đồ uống và chất kích thích: Các loại đồ uống lợi tiểu như cà phê, đường tinh luyện, chất có cồn có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.
Vận động thường xuyên: Lựa chọn các môn thể thao phù hợp với thể trạng, sở thích, không ngồi quá lâu một chỗ mà hãy đứng dậy để vận động cho một cơ thể khỏe mạnh và dẻo dai. Hoặc thử các bài tập thể dục có tác dụng ở những vị trí từ đầu gối đến ngực, những vị trí này có thể kích hoạt nhu động ruột và tập khoảng 15 – 30 phút mỗi ngày.
Rèn luyện thói quen đi đại tiện đều đặn:
- Đừng ngại đi ngoài hay nhịn đi ngoài khi có dấu hiệu muốn đi vệ sinh để dẫn đến tình trạng táo bón kéo dài. Cố gắng đi nhà vệ sinh vào buổi sáng hoặc khoảng 30 phút sau bữa ăn, vì đây là thời điểm dễ dàng đi vệ sinh.
- Sử dụng vòi hòa sen, vặn nước ấm với áp lực nhỏ để xả nước vào hậu môn (điều này có tác dụng làm mềm phân và giảm đau ở hậu môn).
- Khi đi vệ sinh nên giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng và ngồi quá lâu. Không cố sức rặn nếu cảm thấy khối phân rắn chắc, không đẩy được ra ngoài, nếu có sức rặn có thể làm rách vùng niêm mạc hậu môn, gây hiện tượng đi ngoài ra máu , đau hậu môn trực tràng,…
Tư thế ngồi đúng khi đi vệ sinh: Có 2 cách đi vệ sinh chính là ngồi xổm và ngồi bệt. Tư thế ngồi xổm là tư thế ngồi vệ sinh tốt nhất, bởi khi ở tư thế này đường ống hậu môn sẽ ở một tư thế thẳng, nhờ đó mà phân được đẩy ra dễ dàng và tự nhiên hơn, bạn cũng không tốn nhiều sức để rặn phân ra ngoài. Nếu ngồi bệt nên kê một ghế cao tầm 20cm ở chân để nâng cao chân, gấp đùi vào bụng sẽ giúp việc đi vệ sinh dễ dàng hơn.
Tại phòng mạch Viên Minh Đường các Bác sỹ sử dụng các bài thuốc và tư vấn chế độ ăn Meat stock có tác dụng điều hòa nhu động ruột, nuôi dưỡng lợi khuẩn và tế bào hấp thu ruột. Do đó điều trị khỏi táo bón từ gốc, không những giúp thoát khỏi tình trạng táo bón nhanh nhất, mà cải thiện thể trạng, giúp da dẻ hồng hào, ăn ngủ đều tốt lên.
Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh
Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid
Bài viết mới cập nhật:
Trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh ?
Nên Tắm Nắng Lúc Mấy Giờ Là Tốt Nhất – Cách Tắm Nắng Đúng Cách Có Lợi Cho Sức Khỏe
Hướng Dẫn Cách Làm Hoa Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Đơn Giản Tại Nhà
7 Bí quyết tăng sức đề kháng cho bé một cách tự nhiên
10 phương pháp ngăn ngừa và phòng chống covid
Bài viết cùng chủ đề: