Do sức đề kháng của trẻ còn yếu chưa đủ sức chống lại các virus, vi khuẩn… gây bệnh nên trẻ rất hay bị ho. Vì vậy, các bậc phụ huynh còn phải chú ý đến chế độ ăn của con đây là yếu tố rất quan trọng để giúp trẻ sớm hồi phục sức khỏe.
Thực đơn hàng ngày là một trong những yếu tố góp phần giúp bé khỏi ho nhanh hơn. Vì vậy các mẹ cần biết trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để lựa chọn đồ ăn, thức uống, tránh mắc phải những sai lầm làm bệnh tình của con nặng thêm.
Mục lục nội dung
- 1. Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?
- 1.1 Không cho trẻ ăn thức ăn có tính lạnh.
- 1.2 Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và sữa bò:
- 1.3 Các thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn, đặc biệt là đồ chiên rán.
- 1.4 Không cho trẻ ăn các thuỷ, hải sản.
- 1.5. Không cho trẻ ăn Thịt gà, thịt vịt, thịt trâu:
- 1.6 Không cho trẻ ăn đậu phộng, hạt dưa, socola.
- 1.7 Không uống nước mía, nước dừa.
- 2. Trẻ bị ho nên ăn gì?
- 3. Các loại rau, củ tốt cho trẻ khi bị ho
- 4. Những thực phẩm nên kiêng khi trẻ bị ho
- 5. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho
1. Trẻ bị ho nên kiêng ăn gì?
1.1 Không cho trẻ ăn thức ăn có tính lạnh.
Đồ lạnh khi đi xuống dạ dày cơ thể phải tốn rất nhiều năng lượng để làm nóng đồ lạnh dẫn tới sức đề kháng của trẻ đang yếu lại còn yếu hơn và trong quá trình tiếp xúc vùng hầu họng cũng sẽ kích thích cơn ho, hoặc nặng hơn đồ lạnh gây xung huyết niêm mạc họng khiến trẻ ho nhiều hơn. Chính vì thế, cha mẹ hãy lưu ý tránh cho con ăn những thực phẩm lạnh trong thời điểm này. Dù sở thích của bé là ăn đồ lạnh, các mẹ cũng nên nghiêm khắc với con, không chiều theo sở thích của con để giúp con sớm khỏi bệnh.
1.2 Hạn chế cho trẻ ăn đồ ngọt và sữa bò:
Những thực phẩm ngọt chứa nhiều đường như: bánh kẹo, sữa tươi, sữa bò, sữa công thức và chế phẩm từ sữa(sữa chua, váng sữa)… theo nghiên cứu, protein trong sữa và đường trong đồ ngọt sẽ thuỷ phân thành các chất kích thích tăng tiết chất nhầy, đờm ở tiêu hóa. Nhất là ở trẻ dưới 1 tuổi dạ dày hình tròn và nằm ngang, và trẻ dưới 7 tuổi, hệ tiêu hoá chưa hoàn thiện các cơ dạ dày của trẻ nhỏ còn yếu, nhất cơ thắt môn vị và tâm vị làm trẻ dễ bị nôn trớ, trào ngược là nguyên nhân khiến đờm chất nhầy từ tiêu hoá trào ngược vào đường hô hấp dẫn đến ho tăng, đờm nặng tiếng.
1.3 Các thực phẩm công nghiệp chế biến sẵn, đặc biệt là đồ chiên rán.
Các thực phẩm công nhiệp như: bim bim, xúc xích… các đồ chiến rán là những thực phẩm phân loại “Acid food” chứa nhiều chất béo và chất bảo quản.. Những thực phẩm này gây ảnh hưởng đến dạ dày và tăng gánh nặng cho hệ tiêu hoá dẫn đến sinh ra nhiều dịch đờm hơn và từ đó tình trạng hô của trẻ sẽ kéo dài và lâu khỏi.
1.4 Không cho trẻ ăn các thuỷ, hải sản.
Các thủy, hải sản như: tôm, cua, cá, lươn, cá biển, ốc, ếch, mực,… có chứa tiền chất histamine, khi vào cơ thể sẽ tác động lên các hệ cơ quan, nhất là hô hấp và bài tiết, làm tăng phản ứng viêm, tăng tiết dịch làm tăng nhiều đờm. Đồng thời thủy hải sản là động vật máu lạnh, tính âm, tính hàn nhiều làm thêm khó tiêu và mất năng lượng nhiều khi tiêu hóa chúng. Là động vật bậc thấp trong chu trình tiến hóa, các chất dinh dưỡng trong tôm cua( Protein, Lipid…) thường cấu trúc bậc thấp, lạ với cơ thể vừa tiêu hóa vừa dễ gây ra các phản ứng miễn dịch quá mức mà sinh ra bệnh dị ứng, gây viêm.
1.5. Không cho trẻ ăn Thịt gà, thịt vịt, thịt trâu:
Người xưa dạy rằng “ Chó động hỏa, gà động phong” Nên ăn gà với chó khí nghịch, hỏa nghịch gây ho tăng, bản chất prottein trong gà dễ gây kích ứng khi ho. Còn thịt vịt thịt trâu thì cũng mang tính hàn âm nhiều gây nê trệ sinh đờm thấp.
1.6 Không cho trẻ ăn đậu phộng, hạt dưa, socola.
Khi ăn những loại thực phẩm này, cơ thể của trẻ có xu hướng tiết đờm nhiều hơn, nguy cơ ho kích ứng tăng lên vì thế trẻ có thể bị ho nặng hơn và lâu khỏi bệnh. Do đó, mẹ không nên cho trẻ ăn đậu phộng, hạt dưa, socola khi con đang bị ho.
Vỏ lạc và lượng dầu bên trong gây kích ứng đường thở -> ho tăng.
1.7 Không uống nước mía, nước dừa.
Nước dừa, nước mía là hai loại nước uống thơm ngon, bổ dưỡng, đặc biệt hấp dẫn trong những ngày hè nóng nực. Tuy nhiên, đối với đối tượng đang bị ho, nhất là trẻ em thì không nên uống nước mía. Nguyên nhân là vì trong những loại nước này có tính lạnh, quá ngọt và bé có thể uống cả cặn mía khiến những cơn ho nặng hơn.
2. Trẻ bị ho nên ăn gì?
2.1 Các món ăn được nấu loãng, dễ tiêu
Trẻ bị ho nhiều sẽ gây ra rát cổ, khó chịu, nuốt nước bọt đau. Chính vì vậy, cần cho trẻ ăn những loại thực phẩm mềm, mát, dễ nuốt như súp, cháo, nước thịt hầm Meat stock.
2.2 Bổ sung thực phẩm tăng sức đề kháng
Chế độ ăn của trẻ bị ho cần ưu tiên những thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất như vitamin A, C,E, kẽm… để tăng cường sức đề kháng. Nguồn thực phẩm giàu vitamin A, E, kẽm bao gồm: thịt lợn, thỏ, chim bồ câu, lòng đỏ trứng gà. Các loại rau, trái cây có màu đỏ hoặc vàng như cà chua, cà rốt, bí đỏ, đu đủ, bưởi đào, ổi; cải cúc, lá xương sông, rau ngót, bông cải xanh…
Để bổ sung vitamin C nên sử dụng các loại rau như: rau ngót, rau dền, mồng tơi, cà chua, bông cải xanh. Hạn chế các loại trái cây có tính axit như cam, chanh…
2.3 Không ép trẻ ăn nhiều
Trẻ bị ho thường khó chịu, cổ họng có nhiều đờm nhớt nên rất dễ nôn trớ. Vì vậy, không nên ép trẻ ăn nhiều trong một bữa. Nên chia nhỏ bữa ăn, hoặc cách khoảng 2 tiếng cho trẻ ăn thêm bữa phụ như uống sữa, uống nước trái cây. Đối với trẻ còn bú cũng vậy, nên cho trẻ bú theo nhu cầu, bú làm nhiều lần khi trẻ thấy dễ chịu.
2.4 Cho trẻ uống đủ nước
Ngoài thắc mắc trẻ bị ho nên kiêng gì và cần bổ sung các loại thực phẩm nào cho trẻ, mẹ cũng cần lưu ý cho con uống đủ nước, nhất là đối với những trẻ vừa ho vừa sốt. Ngoài nước lọc ấm, mẹ cũng có thể dùng rau củ, trái cây ép lấy nước cho con uống.
2.5 Gợi ý một số món ăn cho trẻ bị ho
Đối với một đứa trẻ khỏe mạnh, việc lựa chọn được loại cháo phù hợp không hề dễ do sở thích của mỗi bé là khác nhau, càng khó hơn cho bố mẹ khi trẻ bị ho, cổ họng khó chịu, đau, rát, trẻ sẽ rất kén ăn. Những món sau đây sẽ giúp các mẹ không còn phải đặt câu hỏi “bé ho nên ăn cháo gì?” nữa.
+ Nước gạo hoặc cháo: Được khuyên dùng cho bé trên sáu tháng tuổi, cháo gạo là một phương thuốc làm dịu cơn ho và cảm lạnh. Nước gạo giúp tăng khả năng miễn dịch của một đứa trẻ do đó giúp trẻ chống lại nhiễm trùng.
+ Cháo táo đỏ bí ngô: làm dịu mát cổ họng đang đau rát của bé đồng thời làm có thể làm hạ sốt khi nhiệt độ cơ thể của bé tăng cao.
+ Cháo thịt bò: bổ sung sắt giúp tăng khả năng loại bỏ các dịch nhầy khó chịu ở cổ họng bé hiệu quả. Ngoài thịt bò, mẹ có thể nấu cháo cùng với cà chua, các loại rau củ để bổ sung thêm vitamin A, C nhằm tăng cường sức đề kháng và hệ miễn dịch cho bé.
+ Cháo chim câu hạt sen: giúp bé hạ sốt, hạn chế tiết dịch nhầy và bổ sung thêm vitamin giúp bé nhanh chóng hết ho khan, ho có đờm gây ra ốm sốt, cơ thể mệt mỏi.
+ Nước thịt hầm Meat Stock: hầm thịt trong nhiệt độ thấp, thời gian dài(hầm chậm) sẽ giúp phân giải protein, lipit trong thịt thành dạng dễ hấp thu, giảm tải gánh nặng cho đường tiêu hoá, nuôi dưỡng hệ lợi khuẩn đường ruột quyết định hệ miễn dịch của trẻ khi phần lớn tế bào miễn dịch nằm ở đây, cung cấp đầy đủ dinh dưỡng: protein, lipit, vitamin, Fe, Zn,… cho con. Các loại thịt thường dùng như thịt chim bồ câu, lợn, thỏ, bê, bò…
Chú ý: mẹ nên xay thật nhuyễn các loại thực phẩm để nấu cháo cho bé nhằm giúp bé dễ dàng hơn trong quá trình nhai nuốt, tiêu hóa và đồng thời giúp bé không cảm thấy sợ ăn, chán ăn hay mất cảm giác ăn ngon sau khi bé đã khỏi bệnh.
3. Các loại rau, củ tốt cho trẻ khi bị ho
+ Nước lúa mạch: Thích hợp cho trẻ sơ sinh ít nhất sáu tháng tuổi, nước lúa mạch là một phương thuốc tuyệt vời để hạ sốt, cảm lạnh và ho. Tuy nhiên, nó không phù hợp cho trẻ bị dị ứng gluten nên mẹ phải thận trọng nếu dùng nước lúa mạch.
+ Khoai lang: Khoai lang là một thực phẩm giàu dinh dưỡng thúc đẩy khả năng miễn dịch. Khoai lang cũng giúp cơ thể sản xuất các tế bào bạch cầu. Khoai lang có thể được nấu dưới dạng cháo hoặc bạn có thể xay nhuyễn và xay nhuyễn cho bé từ sáu tháng tuổi trở lên.
+ Cà rốt: Cà rốt vẫn được sử dụng để làm thuốc giúp tăng cường hệ thống miễn dịch trước vi khuẩn và virus. Hấp, nghiền, làm nhuyễn hoặc nấu súp cho trẻ em trên sáu tháng tuổi sẽ tốt cho trẻ bị ho.
+ Bông cải xanh: Bông cải xanh là một lựa chọn tốt để chống nhiễm trùng. Nó cung cấp năng lượng cho hệ thống miễn dịch cơ thể và phù hợp cho trẻ em trên tám tháng. Nấu súp hoặc xay nhuyễn kết hợp với những món ăn khác của con.
+ Sữa nghệ: Một ít bột nghệ trộn vào sữa ấm có tác dụng như một loại kháng sinh tự nhiên để chữa tất cả các loại cảm lạnh cũng như nhiễm trùng cổ họng ở trẻ sơ sinh từ 1 tuổi trở lên.
– Trẻ bị ho nên ăn trái cây gì?
+ Trái cây có múi: Nước ép làm từ trái cây như Bưởi, Quýt, ( bạn có thể ép chung Quýt và Cam để cân bằng hàn nhiệt vì “Cam hàn quýt nhiệt, bưởi tiêu “) rất hữu ích trong việc ngăn ngừa tổn thương tế bào trong khi làm giảm tắc nghẽn và làm loãng chất nhầy. Làm nước ép với nước ấm và thêm một chút mật ong rồi cho trẻ em trên một tuổi dùng sẽ rất tốt.
+ Nước ép lựu: Các chất chống oxy hóa trong nước ép lựu có thể giúp đẩy lùi cảm lạnh của con bạn. Làm nước ép lựu và thêm một vài lát gừng tươi để thoát khỏi cảm lạnh và ho ở trẻ lớn hơn sáu tháng.
+ Dứa : hỗn hợp enzyme tự nhiên có trong dứa có thể giúp ức chế ho và làm lỏng chất nhầy.
4. Những thực phẩm nên kiêng khi trẻ bị ho
Những loại thực phẩm, trái cây và rau quả có tác dụng làm mát dễ dẫn đến nhiễm trùng đường hô hấp trẻ nên kiêng ăn bao gồm:
+ Sữa bò: Sữa bò được cho nguyên nhân gia tăng tình trạng tắc nghẽn. Mẹ hãy giảm lượng sữa mà con bạn dùng hàng ngày hoặc ngừng hoàn toàn trong thời gian bé bị ốm. Bạn cũng có thể cho con dùng các sản phẩm khác từ sữa như phô mai hoặc sử dụng sữa đậu nành trong giai đoạn này.
+ Sữa đông: Sữa đông có tác dụng làm mát cho cơ thể nên cần tránh trong thời gian bị cảm lạnh và ho hoặc nhiễm trùng đường hô hấp khác.
+ Một số loại trái cây: Nếu con bạn bị nhiễm trùng cổ họng thì nên tránh một số loại trái cây như nho, chuối, vải thiều, dưa hấu, dừa mềm,..
+ Một số loại rau: Các loại rau như dưa chuột, mướp đắng và bí xanh không được khuyến khích cho trẻ em dưới một tuổi ăn do tác dụng làm mát mà chúng có trên cơ thể.
+ Đường và kẹo tinh chế: Ăn nhiều thực phẩm chứa đường không tốt cho bất cứ ai đặc biệt là trẻ sơ sinh và trẻ mới biết đi khi chúng bị ho.
+ Hạt khô: Lý do để tránh trái cây và các loại hạt khô khi con bạn bị cảm lạnh và ho là do khó nhai. Ngoài ra, ăn các loại hạt có nguy cơ các mảnh vỡ của hạt bị mắc kẹt trong cổ họng dẫn đến tình trạng trẻ ho trong và sau khi ăn.
+ Thực phẩm cay và dầu: Thực phẩm có vị cay hoặc có nhiều thành phần dầu có thể gây kích ứng cổ họng và làm cho con bạn bị ho thêm. Vì vậy, tốt nhất là tránh chúng.
5. Một số lưu ý khi chăm sóc trẻ bị ho
- Cho trẻ nghỉ ngơi, giữ cơ thể thoáng mát khi trời nóng và đủ ấm khi trời lạnh.
- Xúc miệng nước muối ấm.
- Cho trẻ uống nhiều nước giúp làm loãng đờm.
- Ăn những thức ăn lỏng, dễ tiêu và chia làm nhiều bữa nhỏ hơn bình thường vì khi ho – trẻ dễ bị nôn trớ do họng bị kích thích bởi các chất tiết đọng lại, hoặc do trẻ chưa biết cách ho khạc đờm ra ngoài nên thường nuốt đờm.
- Nếu trẻ ho có đờm, cha mẹ nên vỗ rung vùng lưng giúp trẻ ho ra đàm dễ hơn
- Nhỏ thuốc sát khuẩn và làm thông mũi nếu có nghẹt mũi.
- Sử dụng một số vị thuốc/bài thuốc thảo dược dân gian có tác dụng làm dịu cơn ho.
- Không tự ý dùng kháng sinh mà phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ nhi khoa.
Cha mẹ nên đảm bảo môi trường xung quanh trẻ thoáng khí, sạch sẽ và tránh các tác nhân có hại cho đường hô hấp như khói thuốc lá, bụi bẩn,…để trẻ có một sức khỏe tốt hơn.
Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh
Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid
Xem thêm: 7 bí quyết tăng sức đề kháng cho bé một cách tự nhiên
Bài viết mới cập nhật:
Trẻ bị ho kiêng ăn gì và nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh ?
Nên Tắm Nắng Lúc Mấy Giờ Là Tốt Nhất – Cách Tắm Nắng Đúng Cách Có Lợi Cho Sức Khỏe
Hướng Dẫn Cách Làm Hoa Đu Đủ Đực Ngâm Mật Ong Đơn Giản Tại Nhà
7 Bí quyết tăng sức đề kháng cho bé một cách tự nhiên
10 phương pháp ngăn ngừa và phòng chống covid
Bài viết cùng chủ đề: