Viêm tai giữa ở trẻ là sự tổn thương, viêm nhiễm và nhiễm trùng xuất hiện trong tai giữa do các loại virut hoặc vi khuẩn sinh sôi và phát triển trong tai của trẻ khi hệ miễn dịch chưa hoàn thiện. Viêm tai giữa nếu không điều trị kịp thời có thể dẫn đến một số biến chứng như: Thủng màng nhĩ, liệt mặt, viêm tai xương chũm, ảnh hưởng đến các khả năng nghe, nói của trẻ. Do đó, bố mẹ nên tìm hiểu các kiến thức về trẻ bị viêm tai giữa để có phương pháp xử trí kịp thời.
Mục lục nội dung
1. Cấu Tạo Của Tai Giữa
Tai được chia làm ba phần bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương con tránh bị tổn thương do chấn thương, cũng như các tác động của các yếu tố vật lý, hóa học từ môi trường bên ngoài với tai giữa và tai trong qua thành trong của tai giữa). Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.
Tai giữa là một khoang được ngăn cách với ống tai ngoài bởi màng nhĩ và CHỈ có một đường ra duy nhất thông xuống sau mũi họng qua một ống nhỏ gọi là vòi nhĩ hay vòi Eustache. Trong khoang tai giữa có 3 chuỗi xương con. Âm thanh từ bên ngoài đập vào màng nhĩ rung truyền chấn động qua ba chuỗi xương con này với đúng tần số đó đi vào trong tai giúp chúng ta nghe được.
Bình thường, tai giữa tự động tiết dịch để chuỗi xương con hoạt động được mềm mại giống như các vòng bi luôn phải có dịch bôi trơn. Dịch tiết đi theo vòi nhĩ xuống họng. Nếu gặp nguyên nhân nào đó làm vòi nhĩ bị tắc, dịch không còn đường thoát sẽ ứ lại trong tai giữa gây viêm, nên có khái niệm Viêm tai giữa ứ dịch.Thông thường là do V.A ( Amidan vòm) và Amidan vòi (Dưới niêm mạc vòi Eustache) sưng phù nề, niêm mạc mũi họng viêm, sưng nề cản trở dịch ở tai giữa thoát xuống họng. Mặt khác ở trẻ nhỏ mọi cơ quan đều đang phát triển, vòi nhĩ ngắn lại nằm ngang chỉ khoảng 10-15 độ so với vòi nhĩ người lớn chếch 40-45 độ nên dễ bị ứ đọng gây tắc nghẽn.
2. Vì Sao Trẻ Bị Viêm Tai Giữa
Do cấu trúc tai của trẻ em chưa hoàn thiện, ống thính giác của trẻ thường ngắn hơn so với người lớn nên rất dễ tắc. Khi vòi nhĩ bị tắc dịch ứ lại trong khoang tai giữa không có lối thoát sẽ đầy lên dồn ra màng nhĩ và làm tổn thương màng nhĩ theo các cấp độ: xung huyết, căng phồng, rách màng nhĩ (lúc này mủ sẽ thoát ra ngoài theo ống tai ngoài). Trong cơ thể con người, bất cứ chỗ nào THÔNG mà bị tắc lại thì dễ nhiễm trùng( giống như cống thoát nước nếu thông được thì không sao nhưng nếu ứ lại thì sẽ có vấn đề, vi khuẩn sẽ sinh sôi nẩy nở). Nó cũng đúng như nguyên lý cơ bản của Đông y “Thông tắc bất thống, thống tắc bất thông” cứ chố nào tắc nghẽn không thông sẽ sinh viêm và gây ra đau nhức, gây bệnh.
Điều này giải thích cho các bé khi viêm tai giữa thì hay khó chịu, quấy khóc, vò đầu bứt tai, trằn trọc khó ngủ… hơn so với bé chỉ viêm mũi họng. Càng đặt nằm xuống càng khóc nhiều hơn, trẻ lớn hơn thì biết kêu đau tai, lấy tay chọc ngoáy vào tai, có thể sốt, nôn ói, ù tai, lùng bùng trong tai…
Do cấu trúc ống thông tai mũi họng như vậy nên trẻ nhỏ rất dễ bị tắc vòi nhĩ gây ứ dịch trong tai rồi dẫn đến nhiễm trùng tai giữa.
Ngoài hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển hoàn thiện nên không đủ sức chống lại virus, vi khuẩn xâm nhập. Thì cấu trúc ống tai thì trong quá trình khám bệnh tôi còn gặp những bé dù đã đặt ống thông khí (Do viêm tai ứ mủ tái phát nhiều lần) nhưng tai vẫn chảy dịch và không hết viêm mà chưa biết nguyên nhân chính xác tại sao lại như vậy. Có thể do cơ địa tai giữa tiết nhiều dịch hơn bình thường, đông y thường xếp vào thể trạng hàn, không khí hóa được hoàn toàn dịch và nước trong cơ thể.
Ngoài ra những trẻ mắc các bệnh lý về tai, mũi, họng như: Viêm xoang, viêm họng, viêm amidan… cũng rất dễ bị viêm tai giữa
Viêm tai giữa cấp thường chia làm ba giai đoạn: giai đoạn xung huyết, giai đoạn ứ mủ và giai đoạn vỡ mủ. Tùy vào từng giai đoạn mà sẽ có cách điều trị khác nhau. Qua thăm khám, tùy thuộc vào từng tình trạng cụ thể của trẻ mà bác sỹ sẽ chỉ định hướng điều trị phù hợp.
Thông thường, khi được điều trị đúng cách thì tai giữa viêm chảy mủ của trẻ em đều có thể tự lành được, còn ở người lớn nếu vết thủng không quá nghiêm trọng mức từ 10-15dB thì có thể tự lành, với vết thủng lớn phải vá màng nhĩ.
3. Phòng bệnh viêm tai giữa trẻ em thế nào?
Như vậy tai giữa ở trẻ em khi bị viêm rất dễ tái phát. Để ngừa tái phát viêm tai giữa cần giải quyết đồng thời 3 vấn đề cho trẻ:
- Một là nâng cao thể trạng, nâng cao sức đề kháng thông qua chế độ ăn uống, chăm sóc … bố mẹ tham khảo bài viết này https://yduocvienminh.vn/kien-thuc/7-bi-quyet-tang-de-khang-tu-nhien-cho-tre-11
- Hai là vệ sinh mũi họng, giải quyết sớm vấn đề mũi họng, VA của trẻ… Giữ ấm, ngừa cảm lạnh, cúm… tránh không gây viêm họng mũi VA thường xuyên sẽ tạo điều kiện Viêm tai giữa phát sinh. Bố mẹ có thể tham khảo sản phẩm cốm Vimitai là bài thuốc cổ phương được phòng mạch Viên Minh Đường ứng dụng phòng và điều trị cho các bé Viêm tai giữa, viêm Amidan hay tái phát có hiệu quả cao. Kết hợp xịt mũi Viminose chứa tinh dầu tràm và oải hương giúp là loãng đờm, dịch không tụ lại được thành đờm, giúp vùng mũi họng thông thoáng.
- Ba là làm ấm cơ thể hạn chế tiết dịch quá mức trong tai giữa, tắm nắng buổi trưa, không ăn đồ lạnh, sinh đờm như cam, dưa hấu, sữa bò, bôi xoa tràm xoa đặc biệt vào các huyệt đạo…bố mẹ có thể tham khảo thêm chế độ ăn ở đây https://yduocvienminh.vn/kien-thuc/thit-ca-hay-ngu-coc-trai-cay-nhieu-vitamin-hon–29
Phòng mạch Viên Minh Đường với đội ngũ y bác sỹ trẻ nhiệt huyết, luôn cố gắng tìm tòi các phương pháp tự nhiên giúp tăng cường đề kháng và chữa lành viêm tai giữa cho trẻ nhỏ không dùng thuốc kháng sinh và kháng viêm Corticoit. Đội ngũ bác sĩ tư vấn riêng qua ĐT: 0906.232.587 hoặc trên fanpage: Viên Minh Đường Group Facebook: Nuôi Con Không Dùng Thuốc Kháng Sinh
Viên Minh Đường – Chuyên thảo dược trẻ em
Không dùng kháng sinh và Corticoid
Pingback: 5 Cách Chữa Viêm Tai Giữa Cho Bé An Toàn, Hiệu Quả, Dễ Áp Dụng